Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM

Admin

Nếu các tên lửa JASSM của Mỹ được cung cấp cho Ukraine, chúng có thể có tác động đáng kể nhưng hạn chế đến cuộc chiến đang diễn ra với Nga.

Mỹ gần đây được cho là đã ra dấu hiệu rằng họ "sẵn lòng" cung cấp cho Ukraine các tên lửa hành trình tầm xa có khả năng tác động đáng kể đến cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Nhưng các chuyên gia cho biết chi phí đắt đỏ cho mỗi quả tên lửa sẽ là một hạn chế đáng kể.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 1.

Đây là Tên lửa hành trình tầm xa không đối đất AGM-158, thường được gọi là JASSM.

Truyền thông phương Tây hôm 15/8 đưa tin rằng Nhà Trắng "sẵn sàng" gửi các tên lửa hành trình tàng hình JASSM đến Ukraine.

Một quan chức chính quyền Biden nói với Politico rằng vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về việc triển khai tên lửa này tới tiền tuyến, nhưng hiện chính quyền đang giải quyết các chi tiết phức tạp.

Các chuyên gia mà RFE/RL đã nói chuyện cho biết nếu các tên lửa JASSM được cung cấp cho Ukraine, chúng có thể có tác động đáng kể nhưng hạn chế đến cuộc chiến.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 2.

Một tên lửa JASSM được phóng từ máy bay ném bom hạng nặng Lancer của Không quân Mỹ trong một cuộc tập trận.

Ông Justin Bronk, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nói với RFE/RL rằng nếu những "tuyệt tác" tên lửa phóng từ trên không thực sự được Washington "xuất kho", chúng có thể mở rộng khả năng hiện tại của Ukraine để tấn công các mục tiêu cố định như căn cứ không quân, trung tâm chỉ huy và trung tâm hậu cần trên khắp bán đảo Crimea và các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 3.

Một tên lửa JASSM đang bay trong quá trình thử nghiệm năm 2010.

Tuy nhiên, ông Bronk lưu ý rằng tên lửa này "quá đắt đỏ và khan hiếm để có thể sử dụng nhằm mục đích phá hủy mọi thứ ở quy mô đủ lớn để tạo ra sự khác biệt quyết định trên chiến trường. Chúng là công cụ hỗ trợ đắc lực và có thể khuếch trương sức mạnh, nhưng không phải là viên đạn bạc". Tên lửa JASSM có giá khoảng 700.000 USD/quả.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 4.

Di tích khu nhà của Abu Bakar al-Baghdadi ở Syria được nhìn thấy vào năm 2019.

Tên lửa JASSM, do Lockheed Martin phát triển, được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2009 và lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu vào năm 2018 tại Syria. Nhiệm vụ nổi bật nhất của tên lửa này diễn ra vào năm 2019 khi một số tên lửa JASSM san phẳng khu nhà của thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakar al-Baghdadi, kẻ sau đó đã bị tiêu diệt.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 5.

Một tên lửa JASSM tấn công một boongke giả trong quá trình thử nghiệm năm 2009.

Phiên bản cơ sở của JASSM có tầm bắn 370 km và chứa đầu đạn nặng 450 kg bên trong thân tên lửa dài 4,3 m. Những thông số kỹ thuật đó đưa JASSM vào cùng hạng với tên lửa Storm Shadow của Anh-Pháp, loại tên lửa đã được Ukraine sử dụng, đáng chú ý nhất là trong cuộc tấn công năm 2023 vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 6.

Một tên lửa JASSM đang được nạp tại một căn cứ Không quân Mỹ năm 2015.

Ông Bronk, chuyên gia tại RUSI, cho biết tác động của vũ khí cũng sẽ phụ thuộc vào việc Washington có cho phép sử dụng chúng vào các mục tiêu bên trong nước Nga hay không. "Cần nhớ rằng các vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa hành trình không thể giành chiến thắng trong chiến tranh; chúng chỉ gây thiệt thại buộc đối phương phải phân tán hậu cần, trung tâm chỉ huy và các tài sản quan trọng khác một cách không hiệu quả".

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 7.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky theo dõi máy bay chiến đấu F-16 bay ngang qua tại một địa điểm không xác định ở Ukraine hôm 4/8/2024.

JASSM có thể được phóng từ máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon, loại tiêm kích mà Ukraine hiện đang sử dụng trong lực lượng không quân của mình. Tên lửa tầm xa JASSM được đặt tên như vậy vì chúng có thể được phóng từ khoảng cách đủ xa để lực lượng tấn công có thể tránh được tác động của vũ khí hoặc hỏa lực phòng thủ từ khu vực mục tiêu.

Cận cảnh “tuyệt tác” tên lửa hành trình tầm xa AGM-158 JASSM- Ảnh 8.

Một binh sĩ Mỹ đang điều chỉnh lần cuối một tên lửa JASSM khi nó được đưa vào khoang chứa bom.

Ông Phillips P. O’Brien, người điều hành một Substack nổi tiếng tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, nói với RFE/RL rằng, ông tin rằng tên lửa này chỉ mới được đưa vào thảo luận vì "Tuyệt tác JASSM có một số công nghệ mà Mỹ không muốn bị rơi vào tay kẻ xấu".

Ông O’Brien nói thêm rằng "có lẽ điều đó có thể được khắc phục bằng cách chỉ cung cấp cho người Ukraine các phiên bản nguyên thuỷ".

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Thực tế phũ phàng đối với châu Âu trong hành trình "cai nghiện" khí đốt NgaThực tế phũ phàng đối với châu Âu trong hành trình

Minh Đức (Theo RFE/RL, Politico)