Nobel văn chương năm nay, cá cược dồn vào cái tên Tàn Tuyết

Admin

Giải Nobel văn chương, mà Hemingway gọi là 'chiêu trò Thụy Điển' - lễ hội kiểu hoàng gia đòi hỏi trang phục trang trọng - sẽ được công bố ở Stockholm vào ngày 10-10.

Nobel văn chương năm nay, cá cược dồn vào cái tên Tàn Tuyết - Ảnh 1.

Nhà văn Na Uy Jon Fosse - Nobel văn chương năm 2023

Tiếp đó là cả tuần lễ dài yến tiệc, bài phát biểu, diễn đàn, triển lãm, nhạc hội và các lễ đón rước đủ loại. Năm nay, như mọi khi, phần thưởng là hơn 1 triệu đô la, kèm theo truyền thông ầm ĩ và uy tín cao nhất, hơn bất cứ giải văn chương nào khác.

1/2 số người được Nobel văn chương, ai còn nhớ tới?

Nhưng người thắng giải thưởng chấm bí mật này cũng được xác định qua nhiều yếu tố không liên quan tới văn chương: sắc tộc, giới tính, quốc tịch, quan điểm chính trị, nỗi đau khổ cá nhân (từng ở tù là điểm cộng), tình trạng sức khỏe (sắp chết sẽ được ưu tiên hơn), số dịch phẩm ra các ngôn ngữ lớn, ý kiến của những người thắng giải trước, và áp lực của các chính phủ.

TIN LIÊN QUANNobel văn chương năm nay, cá cược dồn vào cái tên Tàn Tuyết - Ảnh 3.

Năm nay, nhà văn Trung Quốc Tàn Tuyết đứng đầu tỉ lệ cá cược Nobel văn chương 2024

Sau hai năm trao giải cho các nhà văn châu Âu 2022 và 2023, Viện hàn lâm có thể sẽ hướng tới châu Á vào năm nay, và hiện giờ không có ai được đánh giá cao hơn Tàn Tuyết.

Cá cược năm nay đổ dồn vào Tàn Tuyết

Những năm gần đây, một số người nhận giải cũng gây tranh cãi.

Lấy ví dụ, Svetlana Alexievich được cho là chỉ ghi âm, gõ và xuất bản các cuộc phỏng vấn có tính báo chí. Abdulrazak Gurnah, người Tanzania, bị cho là lựa chọn có tính "mặt trận" khi Viện hàn lâm cần một gương mặt châu Phi.

Trong quá khứ xa hơn, Pearl Buck (tác giả người Mỹ thể loại văn chương bình dân), nhà văn Liên Xô Mikhail Sholokhov, kịch tác gia Ý Dario Fo và nghệ sĩ âm nhạc đại chúng Bob Dylan đều đã gây nhiều tranh cãi.

Quốc tịch của các nhà văn cũng không đồng đều: Pháp và Mỹ đứng đầu với 16 và 13 giải, rồi Anh và Đức mỗi nước 8 giải, các nước Bắc Âu luôn được trao giải khá rộng rãi với 15 giải.

Áo có lẽ là nước bức xúc nhất với Nobel văn chương.

TIN LIÊN QUANNobel văn chương năm nay, cá cược dồn vào cái tên Tàn Tuyết - Ảnh 5.Nobel văn chương năm nay, cá cược dồn vào cái tên Tàn Tuyết - Ảnh 6.

Nhà văn Laszlo Krasznahorkai và nhà văn Jamaica Kincaid

Cùng Jamaica Kincaid - nhà văn 74 tuổi người Antigua chuyên thể loại phi hư cấu, "người viết tự truyện về tự nhiên" dù trong tác phẩm của bà có cả chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thuộc địa, đế quốc, tính dục, giai cấp, cái chết và kỹ thuật làm vườn.

Nhà văn Pháp Jean-Paul Sartre đã gây tranh cãi lớn vào năm 1964 khi vừa được trao, vừa từ chối giải Nobel.

Người viết tiểu sử cho ông Annie Cohen-Solal nói Sartre, vì là người cộng sản, không ưa "vinh dự chỉ dành riêng cho khối phương Tây và những kẻ nổi loạn ở khối phương Đông".

Cohen-Solal cũng cho rằng quyết định từ chối giải Nobel của Sartre có vẻ đã khiến Viện hàn lâm trả đũa bằng cách "không trao giải cho nhà văn Pháp nào nữa cho tới Claude Simon năm 1985".

Tranh cãi là một phần không thể thiếu của Nobel văn chương.

Năm 1980, thành viên Viện hàn lâm Artur Lundkvist, khi nói về văn chương ở châu Á, châu Phi và những vùng "xa xôi" khác của thế giới, đã khẳng định: "Tôi ngờ rằng khó tìm thấy gì hay ho ở những nơi đó".

Tuyên bố của ông lập tức bị lên án, và Viện hàn lâm có vẻ phải "sửa sai" bằng "chính sách ưu tiên" cho "vùng sâu vùng xa": 8 năm tiếp đó, họ đã trao ba giải cho Wole Soyinka (người Nigeria), Naguib Mahfouz (Ai Cập) và Derek Walcott (Saint Lucia).

Lại một mùa Nobel - Ảnh 3.Liệu trò chơi điện tử có thể giành giải Nobel văn chương?

Điều gì cấu thành văn chương, và điều đó, trong thời đại của thuật toán và AI này, có thay đổi không, so với năm 1901, khi giải Nobel văn chương đầu tiên được trao?