104 năm tuổi đời, 70 năm tuổi nghiên cứu Việt sử địa, mấy mươi đầu sách sử liệu đồ sộ, bộ sưu tập bản đồ - sách cổ - gốm sứ quý giá như cả một kho tàng…
Mục lục
Đã rất cao tuổi, cụ Nguyễn Đình Đầu vẫn say mê nghiên cứu nghiêm cẩn và viết - Ảnh: T.T.D.
Quá nhiều di sản để lại so với một người có vóc dáng mảnh khảnh và giọng nói nhỏ nhẹ từ lúc trẻ đến lúc già như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu bán toàn bộ tác quyềnHai sử gia trăm tuổi Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Đình Tư và cuộc trò chuyện 'có một không hai'
Tầng lầu 1 có cửa kính ngó ra một trong những con đường xanh mát nhất Sài Gòn, đường Huyền Trân Công Chúa, và cũng nhìn được hai phía của đường Nguyễn Du.
Đó là nơi làm việc, có chứa nhiều sách quý, dùng để nghiên cứu, cả những tài liệu ông viết được đóng thành tập, có cái chưa xuất bản.
Tầng lầu 2 là nơi ông sắp đặt hàng ngàn tấm bản đồ quý giá và những món đồ gốm Chu Đậu của một đời sưu tập.
Là một sinh viên Trường Bách khoa Kỹ nghệ ở Hà Nội những năm tuổi 20, Nguyễn Đình Đầu đến với sử học và dấn thân vào lịch sử bằng lòng yêu nước, và chỉ lòng yêu nước.
Từ những năm 1940, mới tuổi 20, Nguyễn Đình Đầu được biết đến với tư cách một là một trong những người đầu tiên sáng lập phong trào Thanh - Lao - Công (Thanh niên Lao động Công giáo) rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Ông từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ đi mua gạo để cứu đói đồng bào miền Bắc hồi năm 1945. Sau đấy, anh thanh niên Nguyễn Đình Đầu lại hăng hái lao vào đứng lớp xóa mù chữ, truyền tinh thần hân hoan của độc lập vào những chữ cái i tờ.
Trong thời gian theo học tại Đại học Công giáo Paris (năm 195 -1953, chuyên ngành thần học), ông cùng một số trí thức yêu nước như Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Ngọc Bích, Hoàng Xuân Hãn... vận động kiều bào kiến nghị phản đối việc chia cắt đất nước, bản kiến nghị được đăng trên nhật báo Le Monde. Về nước, họ thành lập tuần báo Thống Nhất với tiêu chí "Phụng sự lý tưởng đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ".
Năm 1954, Nguyễn Đình Đầu cùng các nhà trí thức nói trên lại sang Thụy Sĩ, tổ chức hoạt động ủng hộ phái đoàn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu dự ký Hiệp định Genève.
Đầu năm 1955, ông làm giáo sư sử địa tại Trường trung học Nguyễn Bá Tòng (Trường Bùi Thị Xuân ngày nay).
Từ những năm 1960, ông bắt đầu công bố các công trình nghiên cứu sử - địa của mình trên báo chí miền Nam và được giới nghiên cứu công nhận là một học giả uy tín.
Năm 1975, ông được phó tổng thống Việt Nam cộng hòa phụ trách hòa đàm Nguyễn Văn Huyền cử đến trại Davis để điều đình ngưng chiến.
Từ năm 1975 đến nay, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và công bố các công trình về sử địa, đặc biệt là các công trình nghiên cứu vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Hàng ngàn bài báo đã được xuất bản, đề tài đa dạng từ lịch sử, địa lý cho đến văn hóa, xã hội.
Lượng kiến thức đồ sộ được ông trình bày bằng ngôn ngữ cô đọng, dễ đọc, dễ hiểu đã được tập hợp in thành bộ sách Tạp ghi Việt sử địa (3 tập), ngồn ngộn tri thức và mang chút bóng dáng hồi ký của một người từng đi qua những thăng trầm của đất nước.
Các tác phẩm lớn khác: Việt Nam quốc hiệu & cương vực, Hoàng Sa - Trường Sa; Địa bạ Việt Nam thời nhà Nguyễn… đều là những công trình nghiên cứu đồ sộ sử liệu, có một không hai.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu bản đồ tại triển lãm và giới thiệu sách Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa tại TP.HCM, tháng 6-2014 - Ảnh: T.T.D.
Sau những công trình nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa đã được xuất bản, điều mong mỏi của ông là làm rõ và định danh trở lại "Con đường gốm sứ và tơ lụa Việt Nam qua bốn thế kỷ 13, 14, 15, 16", như một cách để nhấn mạnh việc thông thương trên biển của người Việt cổ đã có từ rất sớm.
Và gốm sứ, tơ lụa Việt Nam trong quá khứ là những món hàng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Con đường gốm sứ và tơ lụa Việt Nam trên Biển Đông là tác phẩm ông đang hoàn thiện những trang cuối cùng trước khi từ giã cuộc đời ở tuổi 104. Giới sử học và độc giả rất hy vọng tác phẩm sẽ được công bố một ngày gần đây.
"Lúc nào cũng vậy, được nhìn thấy bác Nguyễn Đình Đầu,
Ông Nguyễn Đình Đầu (mất năm 2024) - Nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý
Những tấm bản đồ ông đã chọn lựa, chú giải, đã tỉ mẩn tự tay đính băng keo lên tấm bìa cứng. Giá đỡ cũng đã mua về, chờ ngày lên khung. Tác phẩm Con đường gốm sứ Việt Nam trên Biển Đông cũng đã hoàn tất những trang cuối, chờ định ngày xuất bản.
Làm việc đến phút cuối cùng của cuộc đời 104 năm là có thật, luôn sẵn lòng trao truyền và luôn trông đợi ở những người trẻ hơn mình là có thật. Dự định chưa xong thì ông đã ra đi.
Lớp hậu sinh vẫn còn nhớ những đau đáu ông để lại: làm sao để có thêm nhiều người nghiên cứu lịch sử địa phương, làm sao có người tiếp nối sử dụng các tài liệu, bản đồ, sách vở mà ông đã gom góp qua hai thế kỷ này?
Thư phòng vẫn chen chúc, đầy ắp những vật phẩm quá khứ lan ra đến cầu thang và các phòng bên cạnh… chờ người kế tục.
Năm 2024 tiễn biệt GS Cao Huy Thuần, sử gia Nguyễn Đình Đầu, Đức Tiến và nhiều nghệ sĩ rất trẻ
Năm 2024, giới văn hóa và giải trí Việt Nam có nhiều mất mát khi loạt tên tuổi của văn chương, văn hóa cũng như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… qua đời, để lại khoảng trống trong lòng công chúng.
Giải pháp Zalopay POD (Payment on Delivery) vừa được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025, hạng mục Fintech – nhóm Thị trường và Tiêu dùng. Sự kiện diễn ra vào ngày 19/4 trong khuôn khổ lễ trao giải do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Không gian sống tại The Nelson được may đo riêng cho giới tinh hoa yêu thích chuẩn sống Quiet Luxury (Sự xa xỉ thầm lặng) với thiết kế sang trọng, hệ tiện ích đẳng cấp, riêng tư và khác biệt. Dự án đang tái định nghĩa chuẩn sống Quiet Luxury của bất động sản cao cấp giữa lòng Hà Nội.
Chính phủ đề xuất mở rộng miễn thuế nhập khẩu với tất cả hàng hóa, máy móc được nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.