Huyền bí "vũ điệu lửa" của người Pà Thẻn

Admin

Nghi lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang là biểu tượng văn hóa độc đáo, thể hiện sức mạnh tinh thần và niềm tin tâm linh sâu sắc.

Ngọn lửa linh hồn và niềm tin mãnh liệt 

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, ngọn lửa không chỉ đơn thuần là nguồn sáng mà còn là biểu tượng của sự sống, của ấm no và hạnh phúc. 

Chính vì vậy, nghi lễ Nhảy lửa hay còn gọi theo tiếng dân tộc là "pò dí", trở thành lễ hội tiêu biểu của người Pà Thẻn, thường được tổ chức vào vào dịp thu hoạch lúa mùa vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, khi cộng đồng sum vầy, chào đón một năm mới đầy hy vọng.

Cộng đồng Pà Thẻn tổ chức lễ hội Nhảy lửa với mong muốn tạ ơn thần linh đã ban cho một năm mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm và người dân khỏe mạnh, không gặp phải bệnh tật hay tai ương. 

Trong tín ngưỡng của người Pà Thẻn, đốm lửa thiêng đốt lên không chỉ có tác dụng xua đuổi cái lạnh lẽo của mùa đông mà còn là vũ khí tiêu diệt ma tà, quỷ dữ, những điều xui xẻo.

Mọi công đoạn của nghi lễ được chuẩn bị rất tỉ mỉ, với sự tham gia của thầy cúng và các chàng trai trong làng. Trước khi buổi lễ bắt đầu, thầy cúng tiến hành các nghi thức mời gọi thần linh, đặc biệt là thần lửa, về dự lễ. Phẩm vật cúng tế trong lễ đơn giản nhưng rất trang trọng, bao gồm một bát nước lã đặt trên bàn thờ cùng một mâm lễ nhỏ với thủ lợn hoặc con lợn nhỏ.

Huyền bí "vũ điệu lửa" của người Pà Thẻn- Ảnh 1.

Thầy mo làm lễ cúng mời gọi thần linh chứng dám và chở che, phù hộ cho những chàng thanh niên có được sức mạnh để thực hiện nghi lễ nhảy lửa.

Đặc biệt, trong khi làm lễ, thầy cúng và những người tham gia lễ cúng phải nhập tâm, đầu lắc lư theo nhịp điệu, hai chân thầy rung lên đều đặn theo tiếng gõ của đàn Pàn dơ. Người Pà Thẻn tin rằng, trong khoảnh khắc này, họ đang xuất hồn, đi chu du qua thế giới bên kia để trò chuyện với các vị thần linh, mang lại sự bình an và may mắn cho cộng đồng.

Khi mọi nghi thức đã hoàn tất, không khí lễ hội bỗng chốc trở nên căng thẳng, linh thiêng, những chàng trai Pà Thẻn, với đôi chân trần, bắt đầu bước vào đống than hồng đang cháy rực. 

Từng bước nhảy đặc biệt đó, theo nghiệm tin, chính là cách kết nối với thần linh để nhận được phù hộ và đẩy lùi ma quỷ, mang đến sự bình an cho bản làng, nhất là trong những ngày đầu năm mới, khi người dân mong muốn một khởi đầu thuận lợi, hạnh phúc.

Chia sẻ với Người Đưa Tin về nghi lễ thiêng liêng của dân tộc mình, ông Phù Văn Thành, nghệ nhân và thầy cúng tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, cho biết: "Khi thần nhập vào người, tôi cảm thấy một sự lạnh lẽo kỳ lạ, và rồi ánh lửa như cuốn tôi vào một sức mạnh không thể cưỡng lại. 

Lúc đầu rất khó chịu, nhưng khi tôi nhảy vào đống lửa, tất cả những cảm giác ấy biến mất, thay vào đó là sự sảng khoái, ấm áp đến kỳ lạ. Càng nhảy vào lửa, tôi lại càng cảm thấy dễ chịu và gần gũi với thần linh hơn".

Ông Thành cho biết thêm: "Cảm giác này càng trở nên mãnh liệt hơn vào đêm giao thừa Tết, khi mọi người cùng nhảy vào đống lửa đỏ, không chỉ giúp xua đuổi cái lạnh của mùa đông mà còn là cách để "tẩy rửa" mọi điều không may của năm cũ, mang lại sức sống mới cho năm mới, thể hiện sự gắn kết và đoàn kết trong cộng đồng".

Huyền bí "vũ điệu lửa" của người Pà Thẻn- Ảnh 2.

Huyền bí "vũ điệu lửa" của người Pà Thẻn- Ảnh 3.

Các chàng trai người Pà Thẻn nhảy múa trên đống than hồng rực (Ảnh: Lê Đức).

Đối với người Pà Thẻn, nghi lễ Nhảy lửa không chỉ là một cuộc thử thách về thể chất mà còn là một biểu tượng sâu sắc về niềm tin vào sự bảo vệ, che chở của thần linh. Đó là tín ngưỡng đã gắn bó với cộng đồng này qua nhiều thế hệ, giữ gìn và phát huy trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống. 

Chính qua mỗi bước nhảy, mỗi lần vượt qua ngọn lửa, người Pà Thẻn như cảm nhận được sự kết nối chặt chẽ giữa mình và những giá trị văn hóa, tinh thần mà tổ tiên đã trao truyền lại.

Không những ở người tham gia mà nghi lễ còn đặc biệt hấp dẫn đối với du khách thập phương. 

Bà Nguyễn Thị Lệ, một du khách từ Hà Nội, sau khi được tận mắt chứng kiến và tham gia lễ hội Nhảy lửa đã phải thốt lên rằng: "Tôi từng nghe nói đến nghi lễ Nhảy lửa, nhưng khi chứng kiến tận mắt, thật sự là không có từ nào có thể miêu tả hết được cảm giác mà mình đã được trải qua. 

Tất cả người già, người trẻ, trai, gái trong bản cùng du khách nắm tay nhảy vào lửa đỏ trong đêm giao thừa như xóa bỏ hết khoảng cách, xua tan muộn phiền để chào đón năm mới tốt lành. Tôi nghĩ khó có cộng đồng nào có được như vậy".

Bảo tồn nghi lễ nhảy lửa

Theo ông Phù Đức Lâm - Chủ tịch UBND xã Hồng Quang, trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn luôn có niềm tin vào các vị thần che chở và giúp đỡ. Lễ Nhảy lửa đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng, thể hiện sức mạnh phi thường của con người dám đối mặt với khó khăn, thử thách và xua đuổi những điều không may mắn. 

Tuy nhiên, do một thời gian dài bị cấm, nghi lễ Nhảy lửa đứng trước nguy cơ bị mai một. Mãi đến năm 2008, khi ngành Văn hóa tỉnh Tuyên Quang và chính quyền huyện Lâm Bình bắt tay vào việc khôi phục lại lễ hội, nghi lễ Nhảy lửa mới được phục hồi và tiếp tục duy trì cho đến nay.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản, năm 2012, lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy các công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa sống động.

Dù vậy, nghi lễ này vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị của lễ Nhảy lửa chính là sự kết nối với thần linh và văn hóa của dân tộc. 

Song, giới trẻ hiện nay dường như ít quan tâm đến các phong tục truyền thống và một số nghi lễ đã bị thương mại hóa, làm mất đi tính thiêng liêng và truyền thống vốn có.

Hơn nữa, cái "khó" của nghi lễ nhảy lửa là việc truyền nghề, trong đó, thầy cúng đóng vai trò then chốt. Các thầy cúng không chỉ phải thông thạo hàng trăm bài cúng bằng tiếng Pà Thẻn mà còn phải có "duyên", tức là được các vị thần chọn lựa. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự linh thiêng của lễ hội, bởi nếu người thầy không có duyên, nghi lễ sẽ không thể diễn ra, và người tham gia cũng không thể "vào lửa".

Huyền bí "vũ điệu lửa" của người Pà Thẻn- Ảnh 4.

Các thầy cúng không chỉ phải thông thạo hàng trăm bài cúng bằng tiếng Pà Thẻn mà còn phải có "duyên", tức là được các vị thần chọn lựa.

Để phát huy giá trị của nghi lễ và bảo tồn bền vững, Tuyên Quang đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong lễ hội Nhảy lửa. Các hoạt động này thu hút đông đảo du khách và tạo cơ hội để quảng bá văn hóa Pà Thẻn. 

Du khách có thể tham gia vào các trải nghiệm lao động sản xuất cùng người dân, tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực đặc trưng, giao lưu văn nghệ và hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc.

"Ngày nay, lễ hội Nhảy lửa là một phần quan trọng trong các lễ hội Tết Nguyên Đán của người Pà Thẻn. Để bảo tồn văn hóa, chính quyền địa phương tổ chức thêm các lễ hội như lễ cúng thần linh, lễ mừng cơm mới, tạo cơ hội gắn kết cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ. 

Các hoạt động này không chỉ thu hút du khách mà còn giúp bảo tồn và phát huy nghi lễ Nhảy lửa trong bối cảnh hiện đại", Chủ tịch UBND xã Hồng Quang Phù Đức Lâm nói.

Tỉnh Tuyên Quang cũng đang tích cực xây dựng lễ Nhảy lửa thành một sản phẩm du lịch đặc thù, thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn quốc tế. Sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch bền vững chính là chìa khóa để bảo vệ nghi lễ này và tạo cơ hội phát triển lâu dài cho cộng đồng Pà Thẻn.

Theo nghệ nhân Phù Văn Thành, nhờ vào sự phát triển của nghi lễ nhảy lửa, cuộc sống của bà con trong thôn Thượng Minh (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 

Chùm ảnh tưng bừng lễ hội nhảy lửa người Pà Thẻn

Các đoàn khách du lịch bắt đầu đến thăm thôn, thuê homestay, không chỉ để chiêm ngưỡng màn nhảy lửa đặc sắc, mà còn để trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa khác như dệt thổ cẩm, làm nông cùng bà con, hay thậm chí ra suối bắt cá. Nhờ vào sự quan tâm này, đồng bào Pà Thẻn đã có nhiều cơ hội công việc hơn, thu nhập cũng tăng lên rõ rệt so với trước kia.

Chủ tịch xã Hồng Quang cho biết, lễ hội Nhảy lửa năm nay sẽ diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại sân vận động thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình.

Không chỉ là một di sản văn hóa đặc sắc, Nhảy lửa còn là ngọn lửa tinh thần, tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ người Pà Thẻn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Bằng việc tiếp nối nghi lễ này, họ sẽ càng trân trọng và giữ gìn những giá trị tinh thần, đồng thời khẳng định sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa, đối diện với thử thách của thời gian và sự hiện đại hóa.Hãy viết lại đoạn văn trên sao cho hay, hấp dẫn, mạch lạc