Vụ rơi máy bay tại Hàn Quốc: Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel, lỗ suốt từ năm 2019 đến nay và có thể tiếp tục lỗ năm 2025

Admin

Cả 2 thương hiệu nổi tiếng của Mỹ đầu thập niên 2000 đều từng vì lợi nhuận hy sinh chất lượng, từ bỏ nhân tài kỹ thuật, chỉ chú trọng vào lợi ích.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel khi kết thúc năm 2024 với vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không Jeju Air-Hàn Quốc.

Mặc dù cuộc điều tra chưa cho kết quả chính thức nhưng việc một chiếc Boeing 737 gặp tai nạn đã xát thêm muối vào một năm 2024 đầy biến động của hãng sản xuất máy bay nổi tiếng thế giới.

Tờ WSJ cho hay mặc dù vấn đề của Intel và Boeing là khác nhau nhưng cả 2 đều có những điểm chung chết người dẫn đến cuộc khủng hoảng như hiện nay.

Vụ rơi máy bay tại Hàn Quốc: Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel, lỗ suốt từ năm 2019 đến nay và có thể tiếp tục lỗ năm 2025- Ảnh 1.

2 thái cực, cùng 1 lỗi

Intel quá bảo thủ khi giữ nguyên mô hình tích hợp theo chiều dọc, vừa thiết kế vừa sản xuất chip thay vì thuê ngoài cho các hãng TSMC như Nvidia đang làm. Công ty này cũng bỏ lỡ cơ hội với sự phát triển của iPhone cũng như các đơn vị xử lý đồ họa trong cơn sốt trí thông minh nhân tạo (AI). Tốc độ thu nhỏ bán dẫn của hãng cũng dần bị đối thủ bắt kịp.

Trái lại, Boeinglại thuê ngoài (Outsource) quá nhiều hoạt động của mình và cắt giảm chất lượng dẫn đến cuộc khủng hoảng như hiện nay. Khác với Intel, hãng Boeing có được sức cạnh tranh trên mọi phân khúc với đối thủ, thậm chí phát triển thành công dòng máy bay 787 Dreamliner hạng nhẹ khi Airbus vẫn còn vướng vào việc sản xuất siêu máy bay A380.

Thế nhưng, cả 2 thương hiệu nổi tiếng trên đều có điểm chung là quá chú trọng vào lợi nhuận kể từ thập niên 2000 thay vì chấp nhận các chi tiêu lớn để duy trì cạnh tranh dài hạn.

Sức nặng của việc chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu đẩy giá tăng vọt, bảo vệ quyền lợi cổ đông và duy trì tăng trưởng lợi nhuận đã tác động mạnh đến văn hóa làm việc của cả Intel lẫn Boeing.

Tờ WSJ cho hay cả 2 tập đoàn này đã chuyển từ khen thưởng các tài năng kỹ thuật sang các nhà quản lý dựa trên số liệu tài chính. Hậu quả là Intel bỏ lỡ các xu thế công nghệ khi ngủ quên trên chiến thắng, còn Boeing thì thuê ngoài quá nhiều để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận.

Trên thực tế, Intel đã phát hiện ra nhược điểm của mình trước Boeing khi mọi hội đồng quản trị đều đồng ý với tầm nhìn của CEO Pat Gelsinger khi ông lên nắm quyền Intel năm 2021. Tập đoàn chip bán dẫn này đã đồng ý một khoản cược táo bạo và tốn kém vào xây dựng các cơ sở hạ tầng mới để sản xuất nhiều chip hơn.

Thật không may, tầm nhìn này của Intel đã sai dù công ty nhận ra việc theo đuổi lợi nhuận quá mức là bất hợp lý. Việc đầu tư quá nhiều nhưng không hợp xu thế khiến hãng tiếp tục bỏ lỡ cơn sốt AI.

Vào tháng 10/2024, Intel công bố khoản lỗ theo quý lớn kỷ lục khiến hội đồng quản trị quyết định từ bỏ CEO Gelsinger dù việc phát triển dự án Intel 18A sẽ chủ chứng minh được giá trị cho đến giữa năm 2025.

Tại Boeing, dù hãng nhận ra sai lầm muộn hơn Intel nhưng việc bổ nhiệm Kelly Ortberg, một CEO mới có kiến thức kỹ thuật thay CEO Dave Calhoun vốn không có nền tảng kỹ thuật có thể đi lại vào vết xe đổ của chính Intel một lần nữa.

Vụ rơi máy bay tại Hàn Quốc: Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel, lỗ suốt từ năm 2019 đến nay và có thể tiếp tục lỗ năm 2025- Ảnh 2.

Mặc dù CEO Ortberg đã chấm dứt được cuộc đình công của lao động nhưng việc khôi phục lại vị thế của Boeing chẳng hề dễ dàng. Đó là chưa kể nếu đi sai hướng thì dù có tốn hàng tỷ USD cũng vẫn không thể cứu vãn tình hình như Intel.

Bài kiểm tra của CEO Ortberg sẽ đến trong vài năm nữa khi sản phẩm thay thế 737 MAX được phát triển. Vậy là gần 20 năm trôi qua kể từ chuyến bay đầu tiên của mẫu máy bay Boeiung 787 được thực hiện, thương hiệu này mới bắt đầu phát triển dòng máy bay mới.

Tuy nhiên nước đi này có thể lâm vào vết xe đổ của Intel khi Boeing bỏ lỡ thời cơ trước sự bùng nổ của công nghệ bởi khách hàng có thể lựa chọn những dòng máy bay của đối thủ Airbus thay vì các sản phẩm liên tục vướng vào bê bối tai nạn của Boeing.

Một khó khăn nữa là việc nhiều tài năng kỹ thuật của Boeing ra đi trong thời kỳ văn hóa coi trọng lợi nhuận trước đây của hãng khiến công cuộc lấy lại hình ảnh chất lượng càng khó khăn hơn.

Thậm chí theo WSJ, việc các cổ đông khao khát thu hồi khoản đầu tư càng khiến Boeing gặp thách thức để thuyết phục họ về một chiến lược tốn kém trong dài hạn.

Năm 2024 buồn

Hãng tin CNN thì cho hay năm 2024 là một năm buồn của Boeing khi cổ phiếu của hãng đã mất 1/3 giá trị. Hàng loạt giám đốc, bao gồm cả CEO đã phải từ chức và tồi tệ nhất là hình ảnh thương hiệu chất lượng, an toàn của Boeing mà hãng dày công xây dựng suốt bao năm qua có nguy cơ đổ vỡ.

Mọi chuyện bắt đầu từ vụ cánh cửa thoát hiểm của chiếc 737 Max thuộc hãng hàng không Alaska Airlines rơi khỏi máy bay khi đang bay, khiến khoang hành khách bị hạ áp suất và buộc phi công phải hạ cánh khẩn cấp. Dù không gây thiệt hại về người do may mắn chỗ ngồi gần cửa thoát hiểm không có ai nhưng cũng khiến các tổ chức hàng không phải vào cuộc điều tra.

Chính từ đây, hàng loạt sai phạm đã bị phanh phui khi Boeing thuê ngoài quá nhiều khâu sản xuất khiến chất lượng bị giảm sút. Các nhân tài kỹ thuật bị kém coi trọng, khâu quản lý bị bỏ bê mà chỉ tập trung vào hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn để giao hàng đạt lợi nhuận. Nhiều ý kiến về chất lượng và độ an toàn của các chuyên viên kỹ thuật đều bị bỏ qua.

Vụ rơi máy bay tại Hàn Quốc: Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel, lỗ suốt từ năm 2019 đến nay và có thể tiếp tục lỗ năm 2025- Ảnh 3.

Trên thực tế, câu chuyện chất lượng của Boeing đã khiến nhiều người nghi vấn từ cách đây 3 năm khi tập đoàn này thừa nhận đã lừa dối cơ quan kiểm tra nhằm cấp phép cho 737 Max, chấp nhận khoản tiền phạt 487 triệu USD và chịu sự giám sát của bên thứ 3 do chính phủ chỉ định.

Thế nhưng vụ việc của Alaska Airlines đã làm sụp đổ mọi sự tin tưởng.

Không dừng lại đó, lùm xùm việc Boeing không thể đưa 2 nhà du hành vũ trụ về trái đất sau khi phóng thành công họ lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) khiến mọi thứ càng trở nên bi đát. Nguyên nhân chính là việc rò rỉ khí Heli cùng sự cố động cơ của chiếc Boeing Starliner khiến nhiệm vụ đưa phi hành gia trở về trái đất là không an toàn.

Cuối cùng, chiếc Starliner phải về trái đất mà không có ai trên tàu.

Vậy là từ cuộc du hành 8 ngày trên ISS theo kế hoạch ban đầu, 2 nhà du hành này đã phải ở lại vũ trụ suốt từ tháng 6/2024 đến nay và chưa biết ngày trở lại trái đất. Theo nhiều dự đoán, 2 nhà du hành này sẽ được trở về trái đất vào đầu năm 2025 bằng SpaceX Dragon của Elon Musk.

Chưa dừng lại ở đó, việc 33.000 lao động Boeing đình công gần 2 tháng đòi tăng lương càng khiến hãng gặp khó khăn.

Số liệu của Anderson Economic Group cho thấy cuộc đình công khiến Boeing thiệt hại hơn 11,5 tỷ USD, thuộc diện đình công tốn kém nhất của lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ 21.

Tập đoàn này đã thông báo buộc phải cắt giảm 10% lao động, tương đương 171.000 người để tiết kiệm chi phí do gặp khó khăn.

Trong quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của Boeing đã lỗ đến 6 tỷ USD.

Tính từ năm 2019 khi vụ rơi máy bay lần thứ 2 khiến dòng 737 Max bị ngừng sử dụng, Boeing đã lỗ tổng cộng 33,9 tỷ USD và liên tục báo lỗ hàng quý kể từ đó đến nay.

Trái phiếu của hãng thậm chí đã rơi xuống mức "Rác" (Junk Bond).

Vụ rơi máy bay tại Hàn Quốc: Boeing đang đi vào vết xe đổ của Intel, lỗ suốt từ năm 2019 đến nay và có thể tiếp tục lỗ năm 2025- Ảnh 4.

Kết thúc năm 2024, Boeing dính phải bê bối không thể tệ hơn khi dòng 737-800 của Jeju Air có lịch sử bay an toàn hơn so với 737 Max.

Theo Boeing, hãng có thể sẽ bước sang năm 2025 với các khoản lỗ tiếp diễn khi thương hiệu này liên tục dính các bê bối. Vụ điều tra của Jeju Air có thể khiến 737-800 bị tạm dừng sử dụng tương tự 737 Max.

*Nguồn: WSJ, CNN