Vingroup cam kết bố trí vốn, áp dụng công nghệ tiên tiến làm đường sắt tốc độ cao đi Cần Giờ

Admin

Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi Sở Tài chính TP.HCM báo cáo một số nội dung về dự án đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm với huyện Cần Giờ.

Cần Giờ - Ảnh 1.

Dự án đường sắt tốc độ cao sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa hướng trung tâm TP.HCM (quận 7) và Cần Giờ. Trong ảnh là tuyến đường Rừng Sác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sở Tài chính TP.HCM là đơn vị được UBND TP.HCM giao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề xuất dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đồng thời tổ chức thẩm định hồ sơ đề xuất của Tập đoàn Vingroup về đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm với huyện Vingroup sẽ bố trí 4 tỉ USD, áp dụng công nghệ tiên tiến làm đường sắt tốc độ cao đi Cần Giờ - Ảnh 2.Đi đường sắt tốc độ cao từ Phú Mỹ Hưng đến đô thị lấn biển Cần Giờ dự kiến trong 16 phútĐỌC NGAY

Phương thức đầu tư PPP sẽ tận dụng được nguồn vốn từ khu vực tư nhân, bao gồm vốn trong nước và quốc tế, giúp giảm áp lực lên ngân sách. Các nhà đầu tư tư nhân có thể huy động vốn thông qua vay ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc vốn cổ phần, làm tăng tính linh hoạt trong tài trợ dự án.

Về công nghệ, nhà đầu tư tư nhân thường mang theo công nghệ tiên tiến và hiện đại để đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận của dự án. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng hoặc y tế, nơi công nghệ đóng vai trò then chốt.

Về khả năng thực hiện dự án, sự tham gia của tư nhân giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhờ vào động lực lợi nhuận và khả năng quản lý hiệu quả. Hợp đồng PPP thường ràng buộc trách nhiệm cụ thể, giảm thiểu tình trạng chậm trễ hoặc vượt ngân sách...

"Từ các phân tích nêu trên có thể thấy nếu đầu tư dự án theo hình thức PPP sẽ vượt trội hơn đầu tư công ở khả năng huy động vốn đa dạng, ứng dụng công nghệ hiện đại, quản lý chuyên nghiệp và thực hiện dự án hiệu quả", Tập đoàn Vingroup phân tích.

Sẽ chịu trách nhiệm thu xếp toàn bộ vốn để thực hiện đầu tư

Tại dự án này, Tập đoàn Vingroup đề xuất áp dụng hình thức hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Theo đó, Vingroup sẽ chịu trách nhiệm thu xếp toàn bộ vốn để thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành trong suốt thời hạn của dự án trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Dự án sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng (tương đương khoảng 4,09 tỉ USD). Tuyến đường sắt được đầu tư theo quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa với chiều dài tuyến chính khoảng 48,5km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục. Năng lực chuyên chở hành khách đáp ứng 30.000 - 40.000 người/hướng mỗi giờ.

Về khả năng của nhà đầu tư, Tập đoàn Vingroup cho biết doanh nghiệp được thành lập vào năm 1993 là một tập đoàn đa ngành trong lĩnh vực: công nghệ - công nghiệp, thương mại -dịch vụ, thiện nguyện xã hội.

Về phương diện kỹ năng thu hút vốn, kỹ năng quản lý của nhà đầu tư, các công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup như Công ty cổ phần Vinhomes, Công ty cổ phần Vincom Retail... luôn nằm trong top danh mục đầu tư ưu tiên của các quỹ đầu tư quốc tế tại thị trường Việt Nam.

Điều này cho thấy Tập đoàn Vingroup không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong nước mà còn là doanh nghiệp có uy tín và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư quốc tế.

Trong quá trình phát triển, Tập đoàn Vingroup đã triển khai thực hiện đầu tư rất nhiều dự án có quy mô lớn có mức vốn lớn, có những dự án trên 100.000 tỉ đồng. Đồng thời, Vingroup luôn là một trong những tập đoàn có tổng tài sản, doanh thu lớn và số tiền đóng góp ngân sách nhà nước lớn nhất.

"Tập đoàn mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng cũng như để góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông của thành phố. Việc đầu tư đường sắt đô thị tốc độ cao sẽ tạo cú hích, sự bùng nổ cho phát triển du lịch, đầu tư và sự thuận lợi hơn cho người dân, khách du lịch thông qua việc rút ngắn thời gian đi lại từ trung tâm đến Cần Giờ", Tập đoàn Vingroup cho biết và mong mong muốn được xem xét, chấp thuận để triển khai dự án.

Đề xuất bổ sung đường sắt đi Cần Giờ vào danh mục áp dụng cơ chế của nghị quyết 188

Tại báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ngày 21-4, UBND TP.HCM cho hay trong danh mục dự án kèm theo nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội không bao gồm tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm nối huyện Cần Giờ.

Do đó, UBND TP kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị này vào danh mục dự án kèm theo nghị quyết 188 để đẩy nhanh tiến trình đầu tư.

Đồng thời giao UBND TP khẩn trương phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ xem xét, chấp thuận đề xuất trên trong thời gian sớm nhất.

Vingroup sẽ bố trí 4 tỉ USD, áp dụng công nghệ tiên tiến làm đường sắt tốc độ cao đi Cần Giờ - Ảnh 3.Flycam 50km hướng tuyến đường sắt tốc độ cao đi Cần Giờ, băng rừng đước đến đô thị lấn biển

Phóng viên đã đi dọc gần 50km hướng tuyến dự án đường sắt đô thị tốc độ cao nối quận 7 và siêu khu đô thị lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) với tổng vốn khoảng 4 tỉ USD.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề