Việt Nam dự Malaysia Birdrace: Đi ngày đàng học một sàng khôn

Admin

Không đoạt được giải nào, nhưng các nhiếp ảnh gia Việt Nam dự Malaysia Birdrace, diễn ra trong hai ngày 8 và 9-6, đều cho rằng 'chuyến đi này học được nhiều điều hay trong vấn đề bảo tồn chim hoang dã'…

Chim Fire-tufted Barbet - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Chim Fire-tufted Barbet - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Nếu Việt Nam lần đầu tiên tổ chức

Các tay máy Việt Nam nghiên cứu sơ đồ di chuyển trong vùng rừng núi Fraser’s Hill - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Với ưu thế chủ nhà, hiểu tường tận mọi ngõ ngách của Fraser’s Hill - nơi diễn ra cuộc thi, là một vùng đồi núi có độ cao 1.500m thuộc bang Pahang, nên các birder chủ nhà Malaysia đã lấy 4 giải nhất, nhì, ba và 6; hai giải 4, 5 thuộc về Đài Loan và Thái Lan.

Tuy nhiên, hơn 100 birder đến từ 14 quốc gia đổ về đây dự sự kiện này đều không mang tâm trạng đi săn giải. Tất cả đều đến với một trái tim yêu thiên nhiên, yêu chim muông.

Trước chuyến đi, tập thể các tay máy Việt Nam đều chuẩn bị khá kỹ càng, như lên mạng tìm hiểu về vùng Fraser’s Hill có bao nhiêu loài chim, tên khoa học của chúng, hình dáng, màu sắc ra sao… nhưng khi vào cuộc vẫn hết sức bỡ ngỡ.

Đơn giản bởi, họ đã đi rất xa so với chúng ta. Nếu các thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã Việt Nam đều tập trung săn ảnh, thì họ đã vượt qua hình thức đó từ lâu, khi chủ yếu là… ngắm chứ không phải săn ảnh!

Chim Black-Throated Sunbird - Ảnh: Dương Trấn Hải

Chim Black-Throated Sunbird - Ảnh: Dương Trấn Hải

Thấy chim và biết loài chim

Tại vùng Fraser’s Hill, ban tổ chức phân ra làm 4 khu vực với 4 điểm check point. Mỗi điểm họ đều có một danh sách chi tiết các loài chim hiện diện nơi đó, và người dự thi chỉ cần đánh dấu vào cái loài mà mình thấy, vào lúc mấy giờ là đủ.

Cách chơi này thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên gần như tuyệt đối, đồng thời đòi hỏi người tham dự một kiến thức rất sâu rộng, vì thấy là một chuyện nhưng xác định nó là loài nào, tên gì là một chuyện hoàn toàn khác.

Bên cạnh cuộc thi, ban tổ chức cũng giới thiệu về hệ thống luật pháp của Malaysia bảo vệ chim hoang dã, và một cuộc thuyết trình "Khám phá cuộc sống của các loài chim" do Dr. Mohammad Saiful Mansor từ Đại học Quốc gia Malaysia trình bày.

Đội vô địch của chủ nhà - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Đội vô địch của chủ nhà - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Qua chuyến đi này, các nhiếp ảnh gia Việt Nam mới hiểu thêm những nỗ lực của Malaysia trong vấn đề bảo tồn, bảo vệ chim và động vật hoang dã.

Họ có hơn 100 vườn quốc gia và khu bảo tồn, bao phủ hơn 15% diện tích đất nước. Những khu vực này cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều loài chim và động vật hoang dã, bao gồm cả những loài nguy cấp.

Malaysia có một số luật pháp nhằm bảo vệ chim và động vật hoang dã, bao gồm Đạo luật

Đoàn Việt Nam tặng quà lưu niệm cho ông Henry Goh - trưởng ban tổ chức cuộc thi - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Hơn 100 birder đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ dự lễ khai mạc - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Hơn 100 birder đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ dự lễ khai mạc - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Ba tay máy Việt Nam đang săn ảnh chim tại Malaysia Birdrace 2024 - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Ba tay máy Việt Nam đang săn ảnh chim tại Malaysia Birdrace 2024 - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Chim Chestnut-cappedLaughingthrush - Ảnh: Nguyễn Bảo Huy

Chim Chestnut-cappedLaughingthrush - Ảnh: Nguyễn Bảo Huy

Malayan Laughingthrush (loài đặc hữu Malaysia) - Ảnh: Võ Duy Thanh

Malayan Laughingthrush (loài đặc hữu Malaysia) - Ảnh: Võ Duy Thanh Tâm

Malayan Patridge (loài đặc hữu Malaysia) - Ảnh: Võ Trọng Tài

Malayan Patridge (loài đặc hữu Malaysia) - Ảnh: Võ Trọng Tài

Red-headed Trogon - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Red-headed Trogon - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Silver-eared Mesia - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Silver-eared Mesia - Ảnh: Huỳnh Thanh Danh

Việt Nam là miền đất hứa mới cho người mê chimViệt Nam là miền đất hứa mới cho người mê chim

Chỉ cách TP.HCM 62km, xuyên qua những con đường rừng Mã Đà yên tĩnh tuyệt đẹp, là một điểm chụp chim được tổ chức hai năm nay.