Đây là nội dung được nhiều chuyên gia, đại biểu quan tâm, thảo luận tại diễn đàn ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực
Vì sao người chăn nuôi sính vắc xin ngoại hơn vắc xin Việt?
Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi... nhưng người chăn nuôi vẫn có tâm ly 'sính ngoại', e dè chất lượng khiến vắc xin nội chưa được dùng nhiều.
Việt Nam là nước duy nhất sản xuất thành công vắc xin dịch tả heo châu Phi - Ảnh: C.TUỆ
TS Nguyễn Thị Hương, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật thú y Việt Nam, cũng nói tâm lý "sính ngoại" khi sử dụng vắc xin là điểm nghẽn của việc thúc đẩy, sử dụng vắc xin trong nước.
Theo bà Hương, bên cạnh nâng cao chất lượng vắc xin của doanh nghiệp trong nước, cần đầy mạnh tuyên truyền, làm sao càng nhiều người biết đến vắc xin nội, biết tới khả năng của vắc xin nội càng tốt.
"Chất lượng tạo nên thương hiệu. Khi vắc xin nội đã đảm bảo chất lượng, rất cần sự ủng hộ của người chăn nuôi", bà Hương nói.
Ông Phan Quang Minh - phó cục trưởng Cục Thú y - khẳng định việc tiêm vắc xin vẫn là giải pháp căn cơ nhất để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi tại nước ta. Việc sử dụng vắc xin nội hay ngoại do nhiều yếu tố, có thể do lịch sử để lại, thói quen, tâm lý người tiêu dùng, giá cả hoặc công tác truyền thông.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng vắc xin theo chuỗi, cùng với con giống, các loại thuốc thú y và nhiều công nghệ khác. Do vậy, việc thâm nhập vắc xin vào nhóm đối tượng này gặp nhiều cạnh tranh.
"Có lẽ chúng ta cần không ngừng nâng cao chất lượng, tiếp thị và cải thiện giá cả của vắc xin nội, làm sao để đảo ngược tỉ lệ 30-70 như bây giờ", ông Minh nhấn mạnh.