Không chỉ ở các đô thị lớn, làn sóng tiêu dùng số hóa đang len lỏi mạnh mẽ cùng bước đi của thương mại điện tử vào đời sống nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam.
Mục lục
Hàng hóa trưng bày trong một cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: HỒNG PHÚC
Trần Duy Trinh, 25 tuổi, từng học ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại Hà Nội, là cái tên gây chú ý trong Bộ Công an đề xuất bán thực phẩm giả trên sàn thương mại điện tử có thể đối mặt án 10 năm tùĐỌC NGAY
Những cửa hàng này thường được vận hành bởi người trẻ, không xem bán hàng là việc nông nhàn, mà là sự nghiệp nghiêm túc và dẫn dắt xu hướng bán hàng ở nông thôn.
"Chính họ chứ không ai khác đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn", một chuyên gia thị trường tại BSA chia sẻ.
Tuy nhiên theo vị này, thách thức cạnh tranh sẽ nằm ở việc ngày càng nhiều doanh nghiệp của nước ngoài hay có vốn đầu tư của nước ngoài đã, đang lùng sục và phục vụ "cực kỳ chu đáo" nhóm khách hàng vùng nông thôn. Khi quan sát kỹ tại các kệ hàng thì tỉ lệ hàng thuần Việt tại siêu thị mini ở nông thôn ít hơn hẳn những cửa hàng thông thường.
Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt: coi chừng chậm chân trong cạnh tranh thị phần ở các vùng ven và nông thôn khi loại hình phân phối mới (siêu thị nhỏ) đang bắt đầu phát triển.
Công nghệ len lỏi vào cửa hàng tạp hóa
Theo bà Nguyễn Phương Nga, giám đốc kinh doanh cấp cao tại Kantar Worldpanel Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) đang tăng trưởng mạnh và trở thành cú hích lớn cho nhiều ngành hàng, đặc biệt tại nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam.
Nhờ sự phổ biến của các nền tảng số, người dân vùng nông thôn giờ có thể mua sắm dễ dàng chỉ với một cú click hoặc mua hàng sau khi xem livestream từ các tiệm tạp hóa gần nhà. TMĐT mang lại tiện lợi không chỉ cho người tiêu dùng mà cả các tiểu thương địa phương.
Năm 2024, trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở khu vực nông thôn, dù thu nhập chỉ bằng 60-70% thành phố, vẫn có tới 42% hộ gia đình, tương đương 17 triệu hộ, chọn mua sắm online.
Tuy nhiên, thu nhập tại nông thôn thấp hơn dẫn đến khả năng chi trả chưa bằng thành phố và trình độ đánh giá sản phẩm còn hạn chế khiến hàng kém chất lượng hay "trôi nổi" vẫn tiêu thụ được nhờ truyền miệng.
Ngoài ra, bà Nga đưa ra một cảnh báo đáng lưu ý cho cộng đồng doanh nghiệp là doanh số kênh TMĐT tăng không đồng nghĩa với việc ngành hàng hoặc nhãn hàng đang thực sự tăng trưởng.
Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng chỉ đang dịch chuyển chi tiêu từ kênh truyền thống, kênh hiện đại sang online, chủ yếu vì lý do tiện lợi hoặc giá rẻ.
"Trong nhóm ngành hàng thực phẩm - đồ uống và ngành hàng chăm sóc cá nhân - chăm sóc gia đình, trong 100 đồng doanh số từ kênh online được tăng thêm thì hơn 50 đồng đến từ việc dịch chuyển từ các kênh khác", bà Nga nói.
Điều này đặt ra bài toán xung đột kênh cho các doanh nghiệp khi phải tìm cách để quản lý chiến lược phân phối đa kênh mà không giảm hiệu quả các kênh hiện hữu.
Kênh truyền thống vẫn giữ vị thế chủ đạo
Bà Phương Nga nhận định dù online và các minimart đang phát triển nhanh chóng, tiệm tạp hóa vẫn giữ vai trò "xương sống" trong hệ thống phân phối.
Cụ thể, theo dự báo đến năm 2026 tại bốn thành phố lớn, kênh online sẽ chiếm khoảng 14% doanh số ngành FMCG, trong khi các tiệm tạp hóa vẫn nắm giữ 47%.
Riêng tại nông thôn, tỉ lệ này thậm chí lên đến 72%, khẳng định vị thế không thể thay thế của mạng lưới tiểu thương cửa hàng tạp hóa, lực lượng giữ nhịp mạch hàng hóa cho nền tiêu dùng nội địa.
Bức tranh nào cho thị trường thương mại điện tử 2025?
Năm 2024 chứng kiến sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu với hơn 324,1 triệu sản phẩm, tạo ra 14.200 tỉ đồng doanh số, tăng 42,9% so với cùng kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết Trung ương 11 nêu rõ danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập; có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương
Cá mát là đặc sản của người Vân Kiều ở miền tây Trường Sơn. Cá mát sống ở sông suối giữa rừng nguyên sinh, nơi có nguồn nước trong lành, mát mẻ. Thịt cá thơm ngon, béo ngậy, là món ngon không thể thiếu trong mâm đãi khách quý.
Tài sản đảm bảo bao gồm quyền sở hữu thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực ẩm thực Nhật Bản như Hotto, Maneki và Kanpai và nhiều căn hộ chung cư, quyền sử dụng đất.
Trước khi bước ra thị trường quốc tế, Three O’Clock vốn đã trở thành chuỗi cà phê “chạy deadline” quen thuộc của giới trẻ Sài thành. “Nếu giữ chân khách hàng đến 3h sáng, họ sẽ ở lại với quán cả đêm”, chị Thuận Nguyễn – Founder Three O’Clock chia sẻ về hành trình gần 10 năm của thương hiệu.