Giải thưởng Thương hiệu vàng đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng và mở rộng thị trường...
Mục lục
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với chúng tôi về giải thưởng Thương hiệu vàng TP.HCM năm 2024 với chủ đề "Đổi mới và Bền vững", sẽ được trao cho 29 doanh nghiệp TP.HCM vào ngày 3-1.
Ông Vũ nói: Giải thưởng Thương hiệu vàng năm nay nhấn mạnh các tiêu chí về đổi mới sáng tạo,
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
- Để đạt Thương hiệu vàng TP.HCM lần thứ 5 năm 2024, doanh nghiệp phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí như tính minh bạch và tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, chính sách nhân sự, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ thống quản lý và độ phủ của thương hiệu, chất lượng và an toàn...
Đặc biệt, giải thưởng đề cao tính đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Qua mỗi năm, chương trình có nhiều điều chỉnh về tiêu chí để phù hợp với bối cảnh đổi mới và đặt mục tiêu hỗ trợ các thương hiệu phát triển ra quốc tế.
Năm nay ba tiêu chí chính là kết quả kinh doanh (40%), đổi mới (30%) và bền vững (30%).
Điểm nhấn nổi bật là tăng trọng số cho đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường và thể hiện trách nhiệm xã hội.
Kết quả kinh doanh không còn là tiêu chí duy nhất mà còn cần chứng minh chiến lược dài hạn, năng lực hội nhập quốc tế và đóng góp giá trị cho cộng đồng.
* Sau 4 lần trao giải trước đó, theo ông, giải thưởng này có tác động tích cực nào đối với hoạt động của các doanh nghiệp đạt giải?
Thương hiệu vàng TP.HCM khai thác tệp người tiêu dùng trẻThương hiệu Vàng giúp doanh nghiệp vươn xaVinh danh 32 doanh nghiệp 'Thương hiệu vàng TP.HCM' năm 2023
- Trong năm 2023, các doanh nghiệp Thương hiệu vàng có doanh thu gần 259.000 tỉ đồng, với quy mô 93.740 lao động, lợi nhuận sau thuế hơn 29.000 tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 11.500 tỉ đồng.
Theo tôi, giải thưởng đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu thông qua việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng và mở rộng thị trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của thành phố.
Ngoài việc tôn vinh các thương hiệu xuất sắc, giải thưởng còn tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và hợp tác phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Chương trình có hoạt động nào để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của các thương hiệu Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu?
- Các doanh nghiệp đạt giải thưởng sẽ được ghi nhận và truyền thông rộng rãi qua các kênh truyền thông, sự kiện, triển lãm, hội thảo; tạo cơ hội giao lưu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, qua đó gia tăng sự hiện diện và uy tín của các thương hiệu Việt, nhất là trong các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng việc phát triển thương hiệu bền vững, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì cam kết về chất lượng và trách nhiệm xã hội, từ đó xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm Việt.
Hơn nữa, việc trao giải thưởng này còn là một phần trong chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tăng cường cạnh tranh quốc tế, giúp thương hiệu Việt trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
* Theo ông, làm thế nào để thương hiệu Việt không chỉ được yêu thích trong nước mà còn tạo được dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế?
- Việc xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu rõ ràng, phù hợp với xu hướng tiêu dùng toàn cầu là điều thiết yếu.
Chúng ta đều hiểu xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà còn phải tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, đồng nhất và dễ nhận diện trên thị trường toàn cầu.
Doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và bền vững trong sản phẩm của mình. Một yếu tố quan trọng khác là việc tăng cường các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu ra thế giới.
Để nâng cao giá trị và quy mô của giải thưởng trong những năm tới, chúng tôi xác định cần có những đổi mới phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, tăng cường công tác quảng bá và truyền thông không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế, giúp các doanh nghiệp giành giải có cơ hội mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, chương trình xem xét mở rộng các tiêu chí xét giải, bao gồm các yếu tố như tính sáng tạo, đổi mới công nghệ, trách nhiệm xã hội và bền vững của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc kết nối với các tổ chức, đối tác quốc tế và tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế sẽ giúp thương hiệu Việt, thương hiệu TP.HCM mở rộng tầm ảnh hưởng và gia tăng cơ hội hợp tác, phát triển trên các thị trường toàn cầu.
* Sở Công Thương TP.HCM có những chính sách hoặc kế hoạch cụ thể nào để hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong việc đổi mới sáng tạo và xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế?
- Năm ngoái, một số doanh nghiệp đã được hỗ trợ tham gia triển lãm quốc tế IMTS 2024 tại Mỹ - nơi họ có thể trưng bày sản phẩm, giao thương và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, từ đó mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu toàn cầu.
Chắc chắn sẽ có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đạt giải thưởng, trong đó tập trung vào việc nâng cao giá trị thương hiệu, đào tạo nhân lực và tạo cơ hội kết nối quốc tế.
Một trong những hoạt động quan trọng là tổ chức diễn đàn "Phát triển thương hiệu", với mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp, giúp họ định vị lại thương hiệu, tái cấu trúc và phát triển các chiến lược thương hiệu bền vững.
Song song với đó, chương trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ được tổ chức nhằm cung cấp các khóa học ngắn hạn về các vấn đề như giá trị thương hiệu, phát triển bền vững và chiến lược xây dựng thương hiệu.
Chúng tôi cũng hỗ trợ tổ chức truyền thông chủ động trên các kênh báo chí, phối hợp báo Tuổi Trẻ thực hiện chương trình "Đi cùng thương hiệu: Walk and Talk", thực hiện chuyên đề phóng sự trên các kênh truyền thông.
"Đổi mới để vươn mình trong kỷ nguyên mới"
Giải thưởng Thương hiệu vàng TP.HCM là một sự kiện thường niên do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn tổ chức, nhằm tôn vinh các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, góp phần hình thành các thương hiệu lớn mạnh, có khả năng dẫn dắt trong từng lĩnh vực, ngành nghề.
Thương hiệu vàng TP.HCM năm 2024 là sự kiện tôn vinh những nỗ lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố, có khả năng dẫn dắt trong từng lĩnh vực, ngành nghề... sẽ diễn ra vào ngày 3-1-2025 tại trung tâm hội nghị Gem Center (quận 1, TP.HCM).
Chuỗi hoạt động bắt đầu bằng lễ khai mạc Ngày hội Thương hiệu vàng TP.HCM và hội thảo "Đổi mới để vươn mình trong kỷ nguyên mới".
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tên tuổi cùng thảo luận về câu chuyện đổi mới và phát triển thương hiệu Việt. Các khách mời tập trung khai thác chủ đề xoay quanh những chiến lược kinh doanh mới và đột phá thông qua câu chuyện thực tế của một số doanh nghiệp tiêu biểu.
Hội thảo cũng là hoạt động đặc biệt mở màn cho chuỗi chương trình "Đi cùng thương hiệu: Walk & Talk" mùa 3 năm 2025, do Sở Công Thương TP.HCM và báo Tuổi Trẻ phối hợp với CSMO Việt Nam và các đơn vị thực hiện.
Chiều cùng ngày sẽ có chuỗi tọa đàm Thương hiệu vàng TP.HCM: "Thúc đẩy chuyển đổi kép để phát triển bền vững" và lễ trao giải thưởng Thương hiệu vàng TP.HCM lần 5 năm 2024.
5 năm, 96 doanh nghiệp được vinh danh
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, ban tổ chức giải thưởng cũng hợp tác với đơn vị Kantar Việt Nam, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập, thực hiện khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tham gia.
Trên cơ sở tham khảo kết quả khảo sát người tiêu dùng và kết quả bình chọn của hội đồng bình chọn, TP.HCM quyết định công nhận 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu vàng TP.HCM năm 2024.
Theo đó, có 19 doanh nghiệp đạt giải lần 3. Các doanh nghiệp Thương hiệu vàng năm 2024 là những doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực ngành nghề đặc trưng như cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, chế biến thực phẩm, dịch vụ...
Như vậy, trong 5 năm qua, giải thưởng đã vinh danh 96 doanh nghiệp, bao gồm cả những thương hiệu mới và những thương hiệu có lịch sử hơn 100 năm, phản ánh sự đa dạng và phát triển của nền kinh tế TP.HCM.
Thương hiệu vàng TP.HCM khai thác tệp người tiêu dùng trẻ
Thách thức của các Thương hiệu vàng TP.HCM chính là trẻ hóa người tiêu dùng, tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng gen Z từ nhận thức sang sử dụng, tin dùng.
Tại cuộc họp tháng 12, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ lo ngại về lạm phát và tác động mà các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây ra.
Sáng sớm nay (9/1), khu vực huyện Kon Plông của Kon Tum xảy ra liên tiếp 5 trận động đất. Trong đó trận mạnh nhất có độ lớn 4.2, gây rung chấn trên mặt đất.
Trong bối cảnh bất động sản dịch vụ phụ trợ khu công nghiệp đang trở thành xu hướng đầu tư mới, Mỹ Hào, Hưng Yên nổi lên nhờ vị trí chiến lược và tốc độ phát triển mạnh mẽ.
Piyapong Pue On đặt dấu hỏi lớn về sự công bằng trong các trận đấu có sự góp mặt của Việt Nam tại ASEAN Cup 2024 khi trọng tài người Hàn Quốc được phân công bắt chính.
Tính đến ngày 30/11/2024, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 108 lao động, số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Lớp sương mù dày đặc bao trùm thành phố Vinh (Nghệ An) vào sáng sớm. Đường bị che khuất tầm nhìn, khó quan sát khiến nhiều phương tiện khi lưu thông phải giảm tốc độ.
Tết cận kề, nhu cầu di chuyển tăng vọt khiến chi phí đi lại trở thành mối quan tâm của nhiều người. Tính năng đặt taxi trên VCB Digibank sẽ giúp bạn đặt xe dễ dàng, tiết kiệm chi phí và nhận cơ hội sở hữu xe hơi VinFast VF3.