Sáng 3-1, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên cho hay phù điêu Kala Núi Bà vừa được công nhận là Ngắm bảo vật quốc gia Linga vàng tại Lễ hội Katê
Phù điêu Kala Núi Bà ở Phú Yên được công nhận là Bảo vật quốc gia
Phù điêu Kala Núi Bà được phát hiện tại tỉnh Phú Yên, mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc Champa cổ vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Núi Bà cao 60m, nằm phía hữu ngạn sông Đà Rằng, tại đây có nền móng của kiến trúc Champa, bình đồ vuông, cạnh 9,5m.
Phù điêu Kala Núi Bà là tác phẩm điêu khắc đá Champa với chất liệu đá túp Riolit Đaxit, cao 60cm, đế rộng 44cm, dày 17cm, trọng lượng 105,5kg.
Từ các kết quả nghiên cứu, phù điêu Kala thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Tháp Mẫm (hay còn gọi là phong cách Bình Định).
Đây là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng, có niên đại muộn nhất. Đến nay chưa phát hiện được chiếc đầu Kala nào có niên đại sau thế kỷ XIV.
Điều này tạo nên giá trị độc bản của phù điêu Kala phát hiện ở Phú Yên, mang ý nghĩa đại diện cho một phong cách nghệ thuật điêu khắc Champa.
Trong nghệ thuật điêu khắc Champa, Kala là một biểu hiện của thần Shiva, đấng hủy diệt và tái tạo vũ trụ của Ấn Độ giáo.
Theo truyền thuyết, Kala là đầu của con quái vật dữ tợn đã bị thần Shiva khuất phục và trở thành một trong những biểu tượng của vị thần này.
Hình tượng Kala có sự kết hợp một số nét trong diện mạo của lân, rồng, sư tử... là một sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc Champa.