Triển lãm Chiêm bao của
Những mảnh gốm vỡ của Tô Ngọc Trang
Chân dung Chúa Jesus, Đức Phật, Einstein, Steve Jobs, Lev Tolstoy, Picasso, Bùi Xuân Phái, Chí Phèo, Thị Nở… được làm từ những mảnh gốm vỡ tự nhiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang gây bất ngờ.
Chân dung Steve Jobs - Ảnh: T.ĐIỂU
Tô Ngọc Trang tìm thấy chất liệu mới cho sáng tác theo một cách tình cờ, mà ông gọi là những mảnh vỡ lộ ra một khoảng sáng.
Họa sĩ kể cuối năm 2021, vợ ông làm vỡ một cái bát rất đẹp, nhờ ông gắn lại. Nhìn đống mảnh vỡ, ông thấy giống bản thân đến lạ. Vậy là thay vì gắn lại chiếc bát, ông thử ghép chúng thành mặt mình. Cuối cùng ai đến xem cũng nhận ra đó là Trang Trọc.
Thấy "trò chơi" này rất vui, ông tiếp tục nhặt nhạnh mảnh gốm vỡ quanh nhà và xin khắp nơi để làm bộ sưu tập chân dung những nhân vật nổi tiếng mà ông yêu thích lâu nay.
Hai năm kể từ khi những mảnh vỡ lộ ra một khoảng sáng, 26 bức chân dung độc đáo ra đời để họa sĩ có được triển lãm đầu tiên mà ông trì hoãn tổ chức từ lâu bởi muốn mình phải làm được một cái gì mới mẻ.
Ông bảo việc tìm tòi trên chất liệu tưởng là con đường khá dễ để đi tới thành công, nhưng cũng có cái khó của nó. Và điều quan trọng hơn thành công đối với Tô Ngọc Trang là ông tìm thấy mình từ những bức tranh độc đáo này.
Những mảnh vỡ suy tư
Được xem kỹ những bức chân dung độc đáo của Tô Ngọc Trang ngay tại xưởng của họa sĩ tại làng sơn mài Hạ Thái (Thanh Trì, Hà Nội),
Hai nhân vật văn học Chí Phèo - Thị Nở - Ảnh: T.ĐIỂU
Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cũng ghi nhận cách làm "độc đáo, không liên quan đến một trật tự kỹ thuật truyền thống nào" của Tô Ngọc Trang.
Ông Phan Cẩm Thượng nhìn thấy ở những bức chân dung từ những mảnh gốm vỡ của Tô Ngọc Trang nhiều suy ngẫm về con người, sự từng trải, đổ vỡ đến tan nát, như chính những thân phận con người, chính mỗi chúng ta.
"Thủa thiếu thời khi sinh ra ai cũng như chiếc bình quý lành lặn. Nhưng rồi người ta ai nấy cũng phải tái tạo mình, từ những mảnh vỡ cuộc đời của mình, và tự nó sẽ mang vẻ đẹp của người trưởng thành", ông Phan Cẩm Thượng bình về những bức tranh của Tô Ngọc Trang.