Các bên sẽ hợp tác nghiên cứu chiến lược phát triển các tuyến Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Trung Quốc sẵn sàng viện trợ lập báo cáo khả thiĐỌC NGAY
Bắt tay với Trung Quốc xây trung tâm trung chuyển kết nối đường sắt đi Côn Minh
Các bên sẽ hợp tác nghiên cứu chiến lược phát triển các tuyến đường sắt, nhà ga mới kết nối với Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hậu cần.
Việt Nam SuperPortTM, là cảng logistics đa phương thức đặt tại Vĩnh Phúc, hướng tới là cảng logistics đa phương thức đầu tiên tại Đông Nam Á đạt phát thải ròng bằng 0 - được định vị là trung tâm trung chuyển chủ lực dọc theo tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thỏa thuận dự kiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa hiệu quả, tiết kiệm tại Việt Nam và xuyên biên giới.
Với biên bản hợp tác với Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam, các bên cũng sẽ tập trung xây dựng nhà ga hàng hóa đường sắt tại Việt Nam SuperPortTM và một tuyến đường sắt kết nối với đường sắt quốc gia Việt Nam.
Nhằm phục vụ các dịch vụ hậu cần và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam SuperPortTM sẽ cung cấp các giải pháp hậu cần tích hợp, bao gồm lên kế hoạch, xử lý hàng hóa, quản lý kho vận, phân phối, vận chuyển đa phương thức… Từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải đường sắt.
Tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa
Ông Nguyễn Xuân Cường, vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải, cho hay Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng để thúc đẩy kết nối hạ tầng, nâng cao năng lực vận tải và tạo thuận lợi cho giao thương xuyên biên giới.
Đặc biệt, gần đây nhất là bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác đường sắt Việt - Trung. Trong đó các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối như Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng là những tuyến quan trọng.
Dự án không chỉ tăng cường năng lực vận tải hàng hóa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng biên giới và khu vực.
Vì vậy, theo ông Cường, việc các bên bắt tay xây dựng trung tâm trung chuyển và tuyến đường sắt kết nối sẽ giúp hiện thực hóa các cam kết trên với Trung Quốc, mang lại nhiều giá trị gia tăng trong vận chuyển hàng hóa khi tận dụng hiệu quả từ dự án cảng logistics đa phương thức tiên tiến.
Bà Nguyễn Thị Phương Hiền - phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải - cho rằng mục tiêu phát triển bền vững, cam kết phác thải ròng bằng 0 vào năm 2040 mà cảng đưa ra hoàn toàn phù hợp với lộ trình phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, bền vững.
“Quan hệ Đối tác chiến lược này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ thúc đẩy hiệu quả phát triển hạ tầng giao thông mà còn hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng của ngành logistics, nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực”, bà Hiền nói.