Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại

Admin

Thế giới đang nợ Mark Zuckerberg một lời xin lỗi.

Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại- Ảnh 1.

Năm 2016, khi Mark Zuckerberg đứng trên sân khấu hội nghị F8 và vẽ ra một kế hoạch 10 năm cho Facebook (sau này là Meta), nhiều người đã cười nhạt. Trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, kết nối toàn cầu – những khái niệm nghe có vẻ xa xôi, nếu không muốn nói là viển vông.

Giữa làn sóng chỉ trích về quyền riêng tư, áp lực từ Snapchat, rồi sau này là TikTok, không ít người tin rằng Mark Zuckerberg chỉ đơn giản là một CEO may mắn – người sở hữu đúng sản phẩm đúng thời điểm.

Thế nhưng đến năm 2025, bức tranh toàn cảnh cho thấy một điều ngược lại: gần như mọi mục tiêu đã trở thành hiện thực, biến Meta thành một đế chế công nghệ thống trị nhiều khía cạnh của cuộc sống kỹ thuật số, qua đó chứng minh Mark Zuckerberg không chỉ là người có tầm nhìn, mà còn có khả năng thực thi tầm nhìn ấy với kỷ luật đáng kinh ngạc.

Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại- Ảnh 2.

Đã nói là làm

Năm 2016, Mark Zuckerberg đã phác thảo một lộ trình 10 năm đầy tham vọng cho Meta (khi đó vẫn là Facebook), tập trung vào ba trụ cột chính: Kết nối (Connectivity), Trí tuệ nhân tạo (AI), và Thực tế ảo/Tăng cường (AR/VR hay Metaverse).

Nhiều người gọi đó là "buzzword" – khẩu hiệu tiếp thị sáo rỗng. Nhưng thay vì liên tục xoay trục như phần lớn công ty công nghệ, Meta kiên định theo đuổi lộ trình ấy trong suốt một thập kỷ, giữa vô vàn hoài nghi.

Đầu tiên là lời hứa "kết nối thêm 1 tỷ người tiếp theo", đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, thông qua vệ tinh, máy bay không người lái và internet cơ bản miễn phí.

Đến 2025, các nền tảng của Meta, bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger, hiện kết nối hơn 3.24 tỷ người dùng hàng ngày tính đến quý 1 năm 2024. Con số này chiếm hơn 70% tổng số người dùng internet trên toàn cầu, biến Meta thành "cánh cửa kỹ thuật số" cho hàng tỷ người.

Mặc dù một số dự án như máy bay không người lái Aquila không đạt được thành công thương mại như kỳ vọng, những sáng kiến như Internet.org đã ra mắt Free Basics ở hơn 65 quốc gia và Meta tiếp tục hỗ trợ cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu thông qua các đối tác. Đây là một nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thành sứ mệnh kết nối.

Sự bành trướng của Meta vào mọi ngóc ngách của cuộc sống số đã chứng minh tầm nhìn về kết nối của Mark Zuckerberg không chỉ là lời nói suông.

Tiếp đó, ông chủ Meta từng hứa hẹn xây dựng AI có khả năng nhìn, nghe và hiểu để cung cấp năng lượng cho các trợ lý, hệ thống an toàn và khám phá nội dung. Năm 2025, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành trung tâm vận hành toàn bộ hệ sinh thái Meta.

Tập đoàn này đã cam kết chi từ 60 đến 65 tỷ USD cho chi phí vốn trong năm 2025, với một phần lớn dành cho AI. Công ty cũng dự kiến triển khai hơn 1.3 triệu bộ xử lý đồ họa (GPU) vào cuối năm 2025, minh chứng cho việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng AI.

Ngoài ra, sản phẩm FAIR (Facebook AI Research) đã phát triển vượt bậc, mở rộng quy mô toàn cầu với LLaMA 2 và LLaMA 3 trở thành những "Mô hình ngôn ngữ lớn" (LLM) mã nguồn mở hàng đầu thế giới, thúc đẩy sự đổi mới trong toàn ngành.

Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại- Ảnh 3.

Thế rồi từ các bộ lọc Instagram đến quảng cáo được cá nhân hóa, AI của Meta đang tạo ra hàng tỷ hình ảnh hàng ngày. Gần đây, Meta cũng thành lập đội ngũ Siêu Trí tuệ (Superintelligence Team) và tuyển dụng các nhà nghiên cứu hàng đầu từ OpenAI và Google, với mục tiêu rõ ràng là xây dựng Trí tuệ nhân tạo Tổng quát (AGI). Điều này cho thấy AI đã chuyển từ công cụ hỗ trợ thành trọng tâm phát triển sản phẩm của Meta.

Hiện Meta AI đã có 750 triệu người dùng/tháng, tích hợp vào mọi sản phẩm – từ quảng cáo đến trợ lý ảo trong Instagram, Messenger.

Lời hứa tiếp theo và cũng là tham vọng lớn nhất của Zuckerberg là tạo ra "metaverse" – một không gian sống động với thực tế ảo và tăng cường. Dù gặp nhiều hoài nghi và từng bị chế giễu khi đổi tên công ty thành Meta vào năm 2021, đến năm 2025, Mark Zuckerberg đã biến nó thành một hệ sinh thái đang định hình tương lai.

Việc mua lại Oculus từ sớm và tiếp tục xuất xưởng hàng triệu tai nghe Quest cho thấy sự kiên trì. Với sự ra mắt của Quest 3 (với công nghệ passthrough AR đầy đủ) vào năm 2023 và kính thông minh Ray-Ban Meta, Meta đang dần chiếm lĩnh thị trường phần cứng AR/VR.

Thêm nữa, Meta đã rót hơn 100 tỷ USD vào Reality Labs, bộ phận chịu trách nhiệm phát triển công nghệ AR/VR. Mặc dù Horizon Worlds vẫn đang trong giai đoạn phát triển, sự cam kết về tài chính và nhân lực (khoảng 17% nhân viên Meta làm việc trong lĩnh vực này) cho thấy đây là một canh bạc dài hơi mà Mark Zuckerberg quyết tâm thắng.

Bên cạnh đó, với sự tích hợp của avatar AI và các tác nhân AI vào metaverse dự kiến trong năm 2025, Mark Zuckerberg đang dần hiện thực hóa tầm nhìn về một thế giới ảo nơi con người có thể làm việc, giải trí và tương tác một cách sống động. Việc đổi tên công ty từ Facebook thành Meta vào năm 2021 là một tuyên bố mạnh mẽ về cam kết này.

Xin được nhắc rằng Meta hiện là công ty duy nhất sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị từ phần cứng đến phần mềm trong AR/VR.

Sức mạnh của kỷ luật

Trong khi hầu hết các công ty công nghệ có xu hướng thay đổi chiến lược sau mỗi 2 năm, Mark Zuckerberg lại kiên định theo đuổi kế hoạch 10 năm của mình.

Xin được nhắc rằng Facebook trước đây chịu áp lực cực lớn từ cuộc khủng hoảng quyền riêng tư hậu Cambridge Analytica, sự trỗi dậy của TikTok, làn sóng chỉ trích metaverse "đốt tiền" và nay là cuộc đua AI toàn cầu.

Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại- Ảnh 4.

Bất chấp tất vả, Mark Zuckerberg đã vượt qua những làn sóng phản ứng dữ dội đó.

Việc mua lại Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD, khi đó gần như chưa có doanh thu, là một ví dụ điển hình về sự kiên nhẫn. Chỉ 5 năm sau, Instagram đã đạt doanh thu tương đương giá mua ban đầu.

Năm 2018, tức chỉ 6 năm khi được mua lại, Instagram đã đem về 11,3 tỷ USD doanh thu. Đến năm 2023, con số này ước tính đạt 39 tỷ USD doanh thu và trở thành một mảng kinh doanh quan trọng cho Mark Zuckerberg.

Đây không phải may mắn, mà là tầm nhìn chiến lược.

Tương tự, CEO Mark Zuckerberg đồng ý mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD năm 2014. Nhiều người Mỹ chưa bao giờ nghe nói đến ứng dụng nhắn tin này, vốn rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng lại không được biết đến nhiều ở Mỹ.

Sau khi được Meta mua lại, WhatsApp tập trung mở rộng quy mô và hiện nay đã có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Theo một số ước tính của Spocket, WhatsApp Business đã tạo ra khoảng 382 triệu USD doanh thu năm 2023, trong khi một số nguồn khác ước tính doanh thu của WhatsApp Business đạt khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2021.

Các chuyên gia dự báo rằng, nếu tích hợp thành công các ứng dụng AI (ví dụ: chatbot thông minh hỗ trợ bán hàng và chăm sóc khách hàng), WhatsApp có thể tạo ra doanh thu bổ sung lên đến 16,6 tỷ USD vào năm 2025 và thậm chí đạt 45 tỷ USD vào năm 2030.

Năm 2023, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, Mark Zuckerberg đã thực hiện chương trình "Năm Hiệu quả" tàn khốc, cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự để tinh gọn và tập trung vào các ưu tiên cốt lõi cho tầm nhìn dài hạn của mình. Đây là bằng chứng về khả năng ra quyết định khó khăn và kỷ luật sắt đá.

Kết quả là doanh thu quý IV/2024 đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận ròng tăng 49% lên 20,8 tỷ USD khiến Phố Wall phải đánh giá cao chiến lược đầu tư công nghệ dài hạn của Meta.

Trong cuộc đua hạ tầng dữ liệu toàn cầu, ông chủ Meta chọn đầu tư năng lượng tái tạo (thỏa thuận hạt nhân 20 năm), xây data center khổng lồ, tối ưu chi phí theo kế hoạch dài hạn.

Năm 2025, Meta dự kiến chi 60–72 tỷ USD cho Chi phí tài sản cố định (CapEx), chủ yếu hỗ trợ xây dựng hạ tầng AI gồm GPU, trung tâm dữ liệu quy mô lớn (như Louisiana 2 GW, New Mexico 1 GW) với hơn 1,3 triệu GPU – một mức đầu tư chưa từng có trong ngành.

Mark Zuckerberg đã nói là làm: Bị chê ‘chỉ ăn may’, ông chủ Meta tốn 10 năm chứng minh cho cả thế giới thấy điều ngược lại- Ảnh 5.

Một công ty công nghệ bình thường không thể "liều gây dựng" mà luôn cân đo chi phí theo quý. Nhưng Zuck quyết tâm đầu tư quy mô vào hạ tầng dài hạn – rõ ràng là lộ trình he đã vạch sẵn từ năm 2016, không phải phản ứng tức thời.

Hiện nay, Meta đã không còn là "mạng xã hội cũ kỹ" mà là một trong những công ty công nghệ tiên phong nhất về AI, hạ tầng số và thực tế ảo. Và người lèo lái con tàu ấy, suốt gần hai thập kỷ qua, vẫn là một Mark Zuckerberg – không phải một người "gặp thời", mà là người có tầm nhìn, biết biến nó thành hiện thực, và đặc biệt là không lùi bước giữa sóng gió.

*Nguồn: Fortune, BI