Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (metro) TP.HCM sẽ xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp để bảo vệ cán bộ, đảng viên, người lao động... năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Mục lục
Quy mô các tuyến metro thực hiện theo cơ chế của nghị quyết 188 - Đồ họa: T.ĐẠT
Ngày 8-5, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (Những cơ chế đặc biệt nào sẽ giúp TP.HCM hoàn thành 355km metro vào 2035?ĐỌC NGAY
Ban Chỉ đạo quyết định việc thành lập/kiện toàn các tổ công tác, tổ tư vấn, các tổ chức trực thuộc Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công.
Xem xét, cho ý kiến, kết luận các nội dung quan trọng để định hướng, chỉ đạo UBND TP, sở ban ngành, Thành ủy Thủ Đức, quận ủy, huyện ủy để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đáp ứng yêu cầu...
Xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp để bảo vệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đem lại giá trị, hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị...
Về cơ chế hoạt động, Sở Xây dựng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; sử dụng bộ máy, nhân sự đang phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và phân công nhiệm vụ của trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể và trưởng Ban Chỉ đạo quyết định nội dung thực hiện...
Làm 355km metro: TP.HCM thực hiện phương châm rõ người, rõ việc
Trên cơ sở các nhóm cơ chế chính sách đặc biệt được Quốc hội thông qua, TP.HCM đã ban hành kế hoạch triển khai đầu tư đồng loạt và hoàn thiện 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355km trong khoảng 10 năm (từ nay đến 2035). Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn này khoảng 40,2 tỉ USD.
Về tiến độ, TP sẽ khởi công dự án metro 2 vào tháng 12-2025, 6 tuyến còn lại khởi công vào giai đoạn 2027.
Cơ chế đặc biệt làm đường sắt: Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
Để làm nhanh các dự án đường sắt như TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, Suối Tiên - Thủ Dầu Một… cần thiết phải có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, vượt trội.
Từ ngày 1/6/2025, TP.HCM sẽ áp dụng mức thu phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt mới tính theo khối lượng hoặc thể tích rác thải, thay thế các quy định cũ và có phân vùng giá cụ thể theo từng địa bàn.
2 người đàn ông được phát hiện tử vong tại một ao nước cạn ở thôn 12 (xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) vào sáng 9/5, nghi bị điện giật trong lúc bơm nước cho vịt.
Quyết định 79/2024 (sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 của UBND TPHCM) quy định về bảng giá đất trên địa bàn TPHCM có hiệu lực từ ngày 31-10-2024 đến hết ngày 31-12-2025. Tại thời điểm TPHCM công bố bảng giá đất mới, người dân đã tranh thủ “chạy đua” nộp hồ sơ làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để được áp dụng theo bảng giá đất cũ nhưng cuối cùng vẫn bị tính tiền theo bảng giá đất mới cao ngất ngưởng, đành ngậm ngùi xin rút lại hồ sơ.
Sáng 9/5, một vụ nổ nồi hơi nghiêm trọng xảy ra tại cơ sở nấu sữa đậu nành nằm trong khu dân cư trên địa bàn phường Tân Biên (Tp.Biên Hòa, Đồng Nai) khiến 2 người tử vong.