Chủ đầu tư lo hụt điện nước, hạ tầng yếu trong khu công nghiệp mới ở TP.HCM

Admin

TP.HCM dự kiến có thêm 14 khu công nghiệp mới theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, quy mô nhỏ, hạ tầng thiếu đồng bộ, cùng với bài toán điện - nước đang là những mối quan tâm hàng đầu đối với giới đầu tư.

Chủ đầu tư lo hụt điện nước, hạ tầng yếu trong khu công nghiệp mới ở TP.HCM - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tấn Phong, phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: H.P.

Ngày 9-5, tại Hội nghị công bố quy hoạch các 4 tháng giải ngân 7,2%, TP.HCM đẩy nhanh 4 dự án BOT

"Cần chú trọng cả với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao cấp, giá trị đổi mới cũng được đánh giá thuộc nhóm công nghệ cao" - ông Chi chia sẻ.

Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định định hướng phát triển công nghiệp của thành phố trong giai đoạn tới là công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, sự khác biệt cần được xác định rõ: KCN và khu chế xuất là nơi thu hút các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm tiêu dùng.

"Sau nhiều năm, công nghiệp đã phát triển tới hạn, khi lao động già cỗi, công nghệ quản trị cũng thế. Thế giới tiến xa vào những lĩnh vực mới và vai trò của công nghiệp của thành phố tới đây phải chuyển đổi để phát triển" - ông Hoan nói.

Để hiện thực hóa định hướng này, ông Hoan đề nghị các đơn vị liên quan, bao gồm HEPZA, xây dựng và công bố kế hoạch triển khai quy hoạch vì "không có định hướng chi tiết thì nhà đầu tư không biết đâu mà tính".

Ưu tiên công nghệ cao, công nghiệp xanh

Ông Lê Văn Thinh - trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) - cho biết hội nghị lần này mới chỉ công bố quy hoạch tổng thể về quy mô và vị trí của 14 KCN mới. Các nội dung quy hoạch ngành nghề cụ thể tại từng vị trí vẫn đang trong quá trình xây dựng.

HEPZA sẽ tiếp tục triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết, khai thác tối đa lợi thế từng khu vực, định hướng phát triển các KCN ứng dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn; đồng thời ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp xanh, tuần hoàn và bền vững với môi trường.

"Lĩnh vực phát triển công nghiệp thành phố gần đến mức bão hòa. Nếu không thay đổi sẽ không thể đáp ứng yêu cầu phát triển. Chúng tôi sẽ có bộ lọc về mặt kỹ thuật về định hướng phát triển KCN theo hướng thu hút đầu tư ứng dụng công nghệ cao, còn ngành cụ thể thì chủ đầu tư lựa chọn doanh nghiệp phù hợp" - ông Thinh nói.

Chủ đầu tư lo hụt điện nước, hạ tầng yếu trong khu công nghiệp mới ở TP.HCM - Ảnh 6.Thủ tướng: Quy hoạch TP.HCM đã nghĩ sâu làm lớn, bây giờ thực hiện sao cho ra của cải, vật chất

Thủ tướng bày tỏ điều cần đặc biệt quan tâm là thực hiện quy hoạch như thế nào để tạo ra của cải vật chất, và cuối cùng người dân phải được hưởng lợi từ việc thực hiện quy hoạch, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề