Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm

Admin

Lễ hội chùa Keo mùa xuân 2025 với nhiều hoạt động truyền thống, ý nghĩa đã chính thức khai hội mùng 4 Tết Nguyên đán.

Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo mùa Xuân 2025, xem thi kéo lửa thổi cơm   - Ảnh 1.

Lễ khai chỉ là phần không thể thiếu của lễ hội chùa Keo - Ảnh: KHÁNH LINH

Ngày 1-2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), lễ khai mạc Lễ hội Ngày Tết check-in vườn chim duy nhất miền Tây nằm giữa lòng thành phố

Tại Hội xuân chùa Keo năm 2025 sẽ có các hoạt động phần lễ như lễ khai chỉ, múa rối chầu Thánh, hoạt động của các đoàn tế tại tòa Giá Roi. Hoạt động phần hội được mở rộng với nhiều trò chơi dân gian như kéo lửa thổi cơm thi, múa kỳ lân, bắt vịt dưới hồ, du thuyền hát hội, khai bút đầu xuân, cờ tướng, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô...

Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm - Ảnh 2.

Lãnh đạo UBND huyện Vũ Thư và Đại đức Thích Thanh Quang thực hiện nghi thức mở cửa đền Thánh - Ảnh: KHÁNH LINH

Ngay sau lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh, người dân và du khách nô nức dâng hương lễ Phật, Thánh và tham dự các trò chơi dân gian. Đặc biệt, trò chạy giải kéo lửa thổi cơm thi diễn ra trước sân Tam Quan nội.

Dù năm nào cũng diễn ra nhưng chạy giải kéo lửa thổi cơm thi luôn thu hút rất đông khán giả là những người con của quê hương và du khách thập phương. 

Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm - Ảnh 3.

Các thành viên tham gia chạy giải lấy nước phải hoàn thành chạy 3 vòng hồ (khoảng 1.000m) lấy nước về, những người này cần sức khỏe dẻo dai, nhanh, bền... nên các đội thường cử thanh niên trai tráng tham gia - Ảnh: KHÁNH LINH

Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm - Ảnh 4.

Những người tham gia kéo lửa cần sự khéo léo và kiên nhẫn. Người thi dùng một đoạn tre già khô đục lỗ thủng ở giữa thân, sau đó luồn một sợi dây bện bằng tre nứa khô qua lỗ khoan này. Cứ thế, ở hai đầu dây hai người giữ chặt, kéo đi kéo lại thật nhanh tạo lực cọ xát mạnh phát thành lửa. Một thành viên trong đội dùng bùi nhùi cho vào lấy lửa. Người thi dừng kéo, thổi thật khéo cho bùi nhùi cháy, lửa được lấy ra đem nấu cơm, xôi, chè - Ảnh: KHÁNH LINH


Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm - Ảnh 5.

Sau thời gian đã định, mâm cơm của đội nào đáp ứng tốt nhất tiêu chí cơm chín, xôi rền, chè sánh, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm... sẽ được dâng lên lễ Thánh. Người dân làng Keo tin rằng tham gia hội thi này có nghĩa là được Đức Thánh ban lộc, nên năm nào cũng rất đông người đăng ký tham gia - Ảnh: KHÁNH LINH

Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự) gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ Phật và đền là nơi thờ Đức Thánh Dương Không Lộ. Năm 1962, chùa được xếp hạng là Di tích quốc gia; năm 2012 là Di tích quốc gia đặc biệt. Đến năm 2017, lễ hội chùa Keo được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2021, hương án chùa Keo được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Trải qua khoảng 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII). Hiện nay, chùa Keo có 17 công trình với 128 gian, công trình kiến trúc chính.

Hàng vạn du khách dự lễ khai hội chùa Keo, xem thi kéo lửa thổi cơm   - Ảnh 6.Về chùa Keo xem phục dựng rối cạn chầu Thánh thất truyền

Ngày 14-2 (tức mùng 5 Tết), hàng ngàn du khách đổ về trẩy hội chùa Keo, Thái Bình, để xem phục dựng rối cạn chầu Thánh từng bị thất truyền.