Giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước: Có phải ưu đãi người giàu?

Admin

Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng như ba lần trước. Tuy nhiên ở lần thứ tư này, không ít ý kiến trái chiều.

Sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ có lợi theo đề xuất giảm 50% phí trước bạ mới đây của Bộ Tài chính - Ảnh: HỮU HẠNH

Sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ có lợi theo đề xuất giảm 50% phí trước bạ mới đây của Bộ Tài chính - Ảnh: HỮU HẠNH

Một trong những lý do chính của đề xuất

Đồ họa: N.KH.

Cần chính sách hài hòa, dài hơi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Tú (Trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) cho rằng nên xem xét, cân nhắc để tạo đồng bộ, hài hòa hơn với chính sách thuế phí. Nhận xét mức phí trước bạ áp dụng đối với ô tô lên tới 12% là rất cao, nên ông Tú cho rằng nên xem xét luật hóa việc giảm phí thay vì năm nào cũng đề xuất giảm vài tháng, tạo tâm lý chờ đợi...

Tuy nhiên, nên cân nhắc áp dụng chung với cả sản xuất lắp ráp trong nước lẫn nhập khẩu, các loại ô tô nói chung. "Việt Nam đã vào sân chơi chung toàn cầu, chỉ ưu đãi trong nước mãi cũng không được", ông Tú nhấn mạnh.

Trước ý kiến về giảm phí trước bạ có phải ưu đãi người giàu, ông Phan Phương Nam - phó khoa luật thương mại (Trường đại học Luật TP.HCM) - cũng cho rằng việc kích cầu có thể thúc đẩy nền sản xuất trong nước, tạo tác động lan tỏa chứ không chỉ người giàu hưởng lợi.

"Tuy nhiên cơ quan chức năng cần có giải pháp hài hòa, tránh bất cập thuế phí. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thời gian qua đã lên tiếng phản đối, "đứng ngồi không yên" về việc này, những phản ứng này cũng cần được tính đến", ông Nam nói.

Ông Nam nhắc lại năm 2023 chính Bộ Tài chính cũng từng không đồng ý giảm lệ phí trước bạ cho ô tô trong nước vì lo ảnh hưởng tới cam kết quốc tế. 

Trong văn bản mới nhất đề xuất giảm phí trước bạ vừa qua, bên cạnh những mặt đạt được cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục khẳng định có những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước và về mặt cam kết quốc tế.

"Vậy vấn đề này đã được rà soát ra sao?", ông Nam đặt câu hỏi. Để phát triển ngành ô tô theo hướng bền vững hơn, ông Nam cho rằng cần có lộ trình rõ ràng, sòng phẳng. Từ đó tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nội địa lẫn phía nhập khẩu chủ động, thay vì cảnh "thấp thỏm" và bị động.

Có giảm phí trước bạ, đại lý cắt khuyến mãi

Theo một số nhân viên bán hàng và marketing ngành ô tô, khi nghe tin có thể giảm phí trước bạ, nhiều khách hàng hy vọng sẽ được hưởng lợi ích kép từ cả doanh nghiệp và Nhà nước. Tuy nhiên, khách hàng cần tìm hiểu rõ về chính sách bán hàng của từng đại lý, từng dòng xe để tránh hụt hẫng khi đại lý rút bớt các chính sách khuyến mãi ngay lúc Nhà nước áp dụng giảm phí trước bạ.

Thực tế, trên mạng xã hội năm ngoái từng xôn xao vụ việc một khách hàng phản ánh đã ký hợp đồng xe hơn 1 tỉ đồng và đã đặt cọc trăm triệu. Tuy nhiên sau đó, thị trường bất ngờ được áp dụng chính sách giảm phí trước bạ nên đại lý xe lại đòi tăng giá xe theo mức "giá mới" bằng với giá niêm yết, không giảm cho khách hàng nữa.

Đề xuất giảm tiếp một nửa lệ phí trước bạ đối với ô tô trong nướcĐề xuất giảm tiếp một nửa lệ phí trước bạ đối với ô tô trong nước

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành, các cơ quan liên quan xin ý kiến về việc tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, từ 1-8 năm nay cho đến hết 31-1-2025.