Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở

Admin

'Bừng nở' là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ, kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt. Sau dịch COVID-19 và trải qua khoảng thời gian bạo bệnh, anh mang nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống vào tranh.

Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở - Ảnh 1.

Đặng Phan Lạc Việt và bức vẽ Tình yêu bất tử - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 12-1, buổi khai mạc triển lãm Bừng nở của họa sĩ, kiến trúc sư

Bừng nở

Vì sao lại 'Bừng nở'?

Đặng Phan Lạc Việt lớn lên trong một gia đình có cha là họa sĩ, điêu khắc gia. Quê hương của anh là Đà Lạt, thành phố sương mù xinh đẹp với những ngôi nhà ẩn trong đồi thông xanh.

Ngôi nhà anh cũng là xưởng vẽ và phòng tranh của cha. 

Hoạ sĩ Trần Trung Tín: Ánh sáng dị thường của hội họa Việt NamLại vắng đi một khuôn mặt hội hoạ

Sống trong môi trường đậm chất nghệ thuật từ nhỏ, Đặng Phan Lạc Việt đã làm quen với màu sắc và việc vẽ từ những ngày đầu biết nhận thức. 

Với anh, vẽ chính là hơi thở, là cách anh thể hiện những cảm nhận về thế giới và con người xung quanh.

"Những hình ảnh cứ đến trong đầu và cái gì khiến mình thấy nhớ, gây nhiều cảm xúc thì tôi vẽ ra. Như người chơi đàn thăng hoa với từng thanh âm thì khi thấy màu chảy và loang ra, tương tác với mình là tôi đã cảm thấy phấn khích.

Nhiều khi có những bức tranh vẽ ra, rồi để úp vào vách, lâu lâu đem ra ngắm. Hoặc cũng có những bức vẽ từ năm 1998 đợi cho đến giờ để nghĩ là đã đến lúc mình nên đem ra giới thiệu với mọi người" - Đặng Phan Lạc Việt tâm sự với Tuổi Trẻ Online.

Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở - Ảnh 2.

Nắng lên

Cái tên triển lãm là Bừng nở, có thể hiểu là vạn vật bừng tỉnh sau giấc ngủ dài trong mùa đông lạnh lẽo, cây trút lá, thú ngủ đông... Và đôi khi, mùa đông đến trong đời người không phải vài tháng. 

Như họa sĩ Đặng Phan Lạc Việt nói: "Năm qua, tôi đã gặp một 'mùa đông' dài gần mười hai tháng. Sau khi lắng đọng, luyện rèn, tôi biết rằng mình đã đến lúc cần phải bừng nở để chia sẻ mùa xuân của mình đến với mọi người, mọi nhà".

Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở - Ảnh 4.

Cây thông không cô đơn

Tranh thủ từng phút giây của cuộc sống

Trong giai đoạn xã hội cách ly vì dịch COVID-19, vẽ chính là cách Lạc Việt gởi gắm cảm xúc của mình khi chỉ được ở trong nhà.

Người hát rong bên hồ Xuân Hương Đà Lạt

Ngày gió và Cánh diều

Số lượng tranh sáng tác dần nhiều lên, dự định về một triển lãm cá nhân của Lạc Việt đã hình thành. Mọi việc đang tiến triển thì năm 2023 anh gặp bạo bệnh. 

"Đó cũng là một trải nghiệm mà tôi tiếp cận và đã kịp vẽ lại trong tranh. Trong những mờ sương của linh hồn ấy, tôi đã thấy thật nhiều thứ, nhiều điều. Trong những lúc hôn mê hay tỉnh táo, tôi đã vẽ, đã mơ và nghĩ về một triển lãm tranh của riêng mình.

Khi có cơ hội làm triển lãm, tôi nắm bắt và tổ chức ngay vì sợ nếu không làm thì muộn mất. Tôi nhận ra cần trân trọng và tranh thủ từng khoảnh khắc, phút giây của cuộc sống", Lạc Việt nói.

Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở - Ảnh 6.

Ngày xưa ơi

Đặng Phan Lạc Việt sinh năm 1974, theo học chuyên ngành kiến trúc tại Đại học Kiến trúc TP.HCM khóa 1992-1997.

Trong suốt hành trình của mình, anh đã tham gia nhiều triển lãm nhóm tại Đà Lạt, Sài Gòn trong chương trình Phố bên đồi và các sự kiện nghệ thuật khác.

Năm 2022, anh giành giải nhất cuộc thi vẽ tranh "Ba Lan đất nước xinh đẹp và thơ mộng" do Đại sứ quán Ba Lan tổ chức tại Hà Nội. Năm 2024, tranh của anh được đấu giá thành công trong chương trình gây quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo tỉnh Bình Định.

Đặng Phan Lạc Việt gửi nỗi nhớ Đà Lạt vào Bừng nở - Ảnh 7.Trần Phúc Duyên, người Việt Nam hiếm hoi vẽ tranh sơn mài ở châu Âu

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Quang Việt, trong các họa sĩ xuất thân từ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sống và làm việc ở châu Âu, có duy nhất Trần Phúc Duyên chọn sử dụng sơn mài như một chất liệu chủ đạo, xuyên suốt cho các sáng tác của mình.