Cơn 'địa chấn kinh tế' rung chuyển châu Á

Admin

Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đối mặt với thách thức lớn khi Washington áp dụng thuế quan lên tới 104% đối với Trung Quốc và hàng chục quốc gia khác, đe dọa tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực.

Cơn 'địa chấn kinh tế' rung chuyển châu Á - Ảnh 1.

Các container tại cảng Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc vào hôm 8-4, một ngày trước khi đợt thuế đối ứng của Mỹ có hiệu lực - Ảnh: AFP

Các mức Cơn 'địa chấn kinh tế' rung chuyển châu Á - Ảnh 3.

Công nhân làm việc tại nhà máy thuộc Công ty Hàng không vũ trụ Hanwha tại Changwon, Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

Khi mức thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực vào sáng 9-4, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk Geun khẳng định tiềm năng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực đóng tàu là "con bài rất quan trọng" trong quá trình đàm phán giữa Seoul và Washington.

Hàn Quốc theo đuổi giải pháp thương lượng để thuyết phục Washington giảm thuế. Trả lời Đài CNN, Quyền tổng thống Han Duck Soo khẳng định Hàn Quốc sẽ không đi theo hướng trả đũa thuế quan như Trung Quốc.

Là cường quốc trong ngành đóng tàu, Hàn Quốc có thể tận dụng lợi thế này trong đàm phán, đặc biệt khi ông Trump từng bày tỏ lo ngại rằng Mỹ đang tụt lại phía sau trong lĩnh vực mà Trung Quốc được cho là đang thống trị.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô tại Hàn Quốc cũng đứng trước nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng khi Washington áp thuế nhập khẩu 25% lên mặt hàng này.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực, Hàn Quốc đã triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Họ sẽ tăng hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất ô tô lên 15.000 tỉ won (10,18 tỉ USD) trong năm 2025 - tăng so với mức 13.000 tỉ won đã lên kế hoạch trước đó. Thuế mua ô tô cũng được giảm từ mức 5% hiện tại xuống còn 3,5% cho đến tháng 6-2025.

Cùng tiếp cận giải quyết thuế đối ứng bằng cách đàm phán, Nhật Bản cũng đã cử đại diện đến Mỹ để thảo luận với chính quyền ông Trump. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết các đàm phán thương mại với Mỹ có thể bao gồm thảo luận về tỉ giá hối đoái, đặc biệt khi ông Trump cáo buộc Nhật Bản đang theo đuổi chính sách phá giá đồng yen.

Để ứng phó, Bộ Thương mại Nhật Bản đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để phối hợp đối phó với thuế quan của Mỹ. Chính phủ Nhật cũng thiết lập hơn 1.000 bàn tư vấn tại các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trực thuộc chính phủ trên toàn quốc nhằm xử lý các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thuế quan.

Đài Loan cũng tiếp cận Washington bằng đề xuất miễn thuế cho hàng hóa Mỹ, kèm theo cam kết sẽ đầu tư và mua nhiều hơn từ Mỹ. Trước khi mức thuế đối ứng 32% của ông Trump lên Đài Loan có hiệu lực, chính quyền hòn đảo này vào tối 8-4 đã tuyên bố kích hoạt quỹ bình ổn chứng khoán trị giá 15 tỉ USD để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Cơn 'địa chấn kinh tế' rung chuyển châu Á - Ảnh 3.Sau lệnh áp thuế Trung Quốc 125%, ông Trump nói 'ông Tập Cận Bình là bạn, tôi thích ông ấy'

Khi được báo chí hỏi, ông Trump nói sẵn lòng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chỉ vài giờ sau khi nhà lãnh đạo Mỹ nâng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề