Chuyện quả xoài và thuế đối ứng 46% ông Trump áp lên Việt Nam

Admin

Từ giờ đến khi mức thuế đối ứng 46% có hiệu lực, Việt Nam vẫn còn một tuần để đàm phán và mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, theo giám đốc điều hành AmCham.

thuế đối ứng - Ảnh 1.

Giám đốc điều hành AmCham Adam Sitkoff tại cuộc gặp báo chí chiều 3-4 - Ảnh: DUY LINH

Tại cuộc họp báo được lên kế hoạch nhanh chóng chiều 3-4, ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), đã chia sẻ các đánh giá về

Ông Trump và tấm bảng ông lập luận mức thuế đối ứng sẽ áp lên các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam - Ảnh: REUTERS

Ông đánh giá thế nào về các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chính quyền Trump quan tâm?

Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt, chủ động và tích cực trong suốt 2 tháng qua để giải quyết các mối quan tâm của chính quyền Trump về thương mại. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành hơn 3 tiếng để lắng nghe các vấn đề của doanh nghiệp Mỹ trong tháng trước.

Mọi người đều biết thuế quan sẽ tới nhưng không ai nghĩ nó lại tới 46%. Việt Nam đã cho chính quyền Trump thấy rằng họ nghiêm túc trong việc cố gắng giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại, nhưng con số là hơn 100 tỉ USD và chúng ta không thể giải quyết chỉ trong một đêm được.

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cụ thể như giảm thuế để nhập khẩu cherry từ Mỹ, nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ. Có nhiều biên bản ghi nhớ về việc mua máy bay, LNG nhưng đó không phải là các thỏa thuận.

Việt Nam cần xem xét một số vấn đề lớn hơn như máy bay, một số thứ quốc phòng, năng lượng, một số thứ lớn hơn nữa, đồng thời giúp một số công ty Mỹ ở đây dễ dàng kinh doanh hơn. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sắp sang Mỹ. Ông ấy từng là bộ trưởng Tài chính, vì vậy biết tất cả những vấn đề về thuế mà các công ty chúng tôi đang gặp phải.

Việt Nam có những nhà đàm phán giỏi và tôi biết họ sẽ làm nhiều việc ngay từ hôm nay, xuyên tuần để đàm phán những điều công bằng và có đi lại, giúp ích cho cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước.

25 nền kinh tế bị Mỹ áp thuế đối ứng cao nhất, gồm Việt NamThủy sản Việt Nam 'đứng ngồi không yên' khi Mỹ áp thuế các nướcMỹ áp thuế Việt Nam 46%, đề xuất 3 cách cứu vãn tình thế cần làm ngay

Vậy Việt Nam nên làm gì sau khi bị áp thuế đối ứng 46%?

Cần vạch ra kế hoạch của mình là gì, kế hoạch A, kế hoạch B hay kế hoạch C là như thế nào và quan sát các nước cũng bị áp thuế đối ứng triển khai các bước đi của họ ra sao.

Đừng nên áp thuế quan hay dựng lên các rào cản thương mại để trả đũa, bởi Tổng thống Trump đã nói ông sẽ đáp trả mạnh hơn nếu bị phản ứng theo cách đó.

Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và mối quan hệ cũng đang tốt. Theo tôi hiểu, ông Trump thích Việt Nam và người dân nơi đây, đồng thời ông cũng biết rằng người Việt Nam có cảm tình với ông ấy. Ông ấy đã đến Việt Nam hai lần và tôi tin sẽ sớm trở lại.

Mức thuế 46% càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam. Nếu tôi có thể chỉ ra điều gì đó tích cực thì đó là Việt Nam có mối quan hệ tốt với Mỹ và do đó, các quan chức cấp cao của Việt Nam có thể dễ dàng nói chuyện và đàm phán với những người trong chính quyền Trump.

Còn một tuần nữa mức thuế 46% mới có hiệu lực và tôi tin Việt Nam vẫn còn thời gian để xoay chuyển vấn đề. Chúng ta đã thấy ông ấy thay đổi ý định thế nào với Canada hay Mexico. Tôi tin sẽ có những ngành, những mặt hàng được miễn áp dụng mức thuế mới.

Các doanh nghiệp Mỹ cam kết dài hạn với Việt Nam

Liệu có sự thay đổi trong kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, gồm cả FDI?

Có người cũng đã hỏi tôi rằng mức thuế quan này có nghĩa là FDI ở Việt Nam sẽ kết thúc phải không và tôi nói không, không phải vậy.

Rất nhiều công ty có các dự án dài hơi và cam kết dài hạn với Việt Nam, và những điều đó sẽ tiếp tục. Nhưng tùy thuộc vào những gì công ty đó đang làm, chẳng hạn như nếu bạn đang sản xuất chiếc micro tôi đang cầm ở Việt Nam, và chủ doanh nghiệp đó vừa phát hiện ra rằng có mức thuế quan 46%, điều đó sẽ thay đổi cách họ nghĩ về cơ hội thành công cho doanh nghiệp của mình.

Một vấn đề cần tính đến là tính xuyên suốt. Hôm nay chúng ta biết mức thuế quan mà Việt Nam bị áp là bao nhiêu nhưng tuần tới, tháng tới không ai biết cả. Ông Trump thực sự muốn thấy mọi thứ được sản xuất tại Mỹ nhưng tôi, với vị trí của mình và kiến thức về thương mại toàn cầu, cho rằng điều đó là rất khó khăn.

Tôi lấy ví dụ về giày Nike hoặc Adidas hoặc bất kỳ thứ gì khác. Chúng ta biết lý do tại sao nhiều công ty chọn sản xuất mọi thứ ở Việt Nam thay vì sản xuất mọi thứ ở Texas. Họ cũng không thể dịch chuyển chuỗi sản xuất ngay sang Texas hay Úc chỉ trong thời gian ngắn được.

Các công ty có trách nhiệm với các bên liên quan, các cổ đông, khách hàng của họ. Đó là phải cố gắng đạt được những thỏa thuận tốt nhất và cố gắng bán những thứ hấp dẫn nhất với chất lượng cao nhất, nhưng giá thấp nhất có thể. Và vì vậy, đối với nhiều người, Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là nơi hợp lý để làm điều đó.

Trong bối cảnh như hiện nay, ông có nghĩ khả thi cho một FTA giữa hai nước, vì ông Trump thích tạo thỏa thuận song phương hơn đa phương?

Tôi thực sự hy vọng sẽ có một FTA giữa hai nước, nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ sớm hiện thực hóa được.

Chúng ta đã có BTA, gần 24 tuổi đời kể từ khi ký kết nên có nhiều thứ cần được bổ sung, hiện đại hóa. Nhưng tôi tin rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng đàm phán với chính quyền Trump để có được các điều kiện tốt hơn.

Cả hai quốc gia và người dân hai bên đều thực sự được hưởng lợi từ quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Khi tôi trở về thăm Mỹ và thấy trái cây Việt Nam hay gì đó, tôi thật sự phấn khích. Và điều đó cho thấy mối quan hệ đối tác giữa hai nước đã tiến triển như thế nào trong những năm qua.

Nếu Chính phủ Việt Nam lo ngại rằng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm sút vì thuế quan của ông Trump, chúng ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh đó thông qua lực lượng lao động có tay nghề cao, chăm chỉ và có một chính phủ đặt ra những quy tắc, quy định thực sự chào đón các công ty hơn nữa.

Chuyện quả xoài và thuế đối ứng 46% ông Trump áp lên Việt Nam - Ảnh 3.Mặt bằng thuế quan của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức 46% mà Mỹ sẽ áp dụng

Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, mức thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam chỉ là 9,4%. Trong đó phần lớn mặt hàng của Mỹ khi xuất khẩu sang Việt Nam chịu thuế nhập khẩu 15%, hoặc nhỏ hơn.