Những bảng hiệu có cụm từ "phố vải Cụm từ ‘ke ga’ trong ga tàu metro số 1: Chuẩn nhưng cần chỉnhĐỌC NGAY
Chuyện đổi tên thành 'phố vải Soái Kình Lâm', phố là sao, chợ là thế nào?
Chuyện đổi tên chợ vải Soái Kình Lâm thành 'phố vải Soái Kình Lâm' tạo ra tranh luận từ nhiều bạn đọc. Vậy phố là sao, còn chợ là thế nào?
Đó chính là phố trong nhạc Trịnh Công Sơn ("Chiều nay em ra phố về"); hoặc phố là "nhà" trong tập truyện Những kẻ gieo gió của Vũ Bằng ("căn phố lầu, căn phố này", tr.14) hay phố là "dãy nhà nhiều căn dính liền để cho mướn" (Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, quyển hạ, tr. 1167).
Thứ hai, cụm từ "chợ vải Soái Kình Lâm" hay "chợ Soái Kình Lâm" đã rất quen thuộc, đã đi vào tâm thức của người dân quận 5 nói riêng và TP.HCM nói chung.
Cụm từ này xuất hiện nhiều lần trong sách báo khoảng vài chục năm qua, chẳng hạn như: "chợ vải Soái Kình Lâm" (Các tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc: Năm 1998, Hội Nhà báo Việt Nam, 1999, tr. 247); "chợ Soái Kình Lâm chuyên kinh doanh vải" (Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu: Trên đường hội nhập AFTA, Thông tin, 1998, tr. 152).
Thứ ba, về mức độ quy mô, chợ vải Soái Kình Lâm là chợ loại 1 vì có khoảng 500 điểm buôn bán trở lên (trong giai đoạn năm 1989 - 1995 có đến gần 1.000 sạp).
Chợ này nằm trong khu thương xá Đồng Khánh, "được xây dựng kiên cố, có đầy đủ các dịch vụ như trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác".
Thứ tư, về từ Hán Việt, ta thấy phố (舖) là từ đa nghĩa, nghĩa gốc dùng để chỉ "phần đế của vòng gõ cửa", còn được gọi là "phố thủ". Ở đây, xét nghĩa tương quan thì phố là "cửa hàng buôn bán", chẳng hạn như thư phố (hiệu sách); mính phố (tiệm bán trà); nhục phố (hàng thịt)… Tuy nhiên, có những chữ phố nghĩa hoàn toàn khác.
Ví dụ: Phố (圃) là "khu vườn". Thái phố (vườn trồng rau); hoa phố (vườn trồng hoa); lão phố (ông già làm vườn). Phố (浦) là "bến sông, cửa sông" như Nguyễn Du từng viết trong bài Thu chí: "Hồi thủ Lam giang phố" (Ngoảnh đầu về bến sông Lam)…
Trong khi đó, chợ chỉ có nghĩa đen duy nhất là "nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Trương Minh Kiều - chủ tịch UBND quận 5 - cho biết trên địa bàn quận đã có các tuyến phố chuyên doanh như phố Đông y, phố lồng đèn...
Tương tự các phố chuyên doanh hiện hữu, từ "phố" trong "phố vải Soái Kình Lâm" không có nghĩa là một con đường mà là ô phố, bao gồm nhiều con đường trong một khu vực. Các tuyến đường gần nhau và kinh doanh cùng một mặt hàng.
Bà Kiều nhấn mạnh không thể gọi "phố vải Soái Kình Lâm" là chợ, vì chợ phải có ban quản lý, bán trong nhà lồng. Còn phố vải chỉ là các tuyến đường tập trung buôn bán, có người bán trong nhà, có hộ kinh doanh, có doanh nghiệp... nên dùng từ "phố".
Còn theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng (giảng viên cao cấp khoa văn hóa học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM), từ "phố" và "chợ" tuy có ý nghĩa khác nhau nhưng cũng gần giống nhau.
"Chợ là chỉ nơi buôn bán. Còn phố không chỉ là nơi để buôn bán mà còn là nơi để tham quan", ông Thắng nói.
Cũng theo ông Thắng, nhiều khu vực vẫn sử dụng từ "phố" với ý nghĩa giống một khu đô hội, không chỉ biểu thị việc buôn bán mà còn thể hiện sự đô thị hóa cao.