
Con tàu Hải An mới nhận bàn giao cuối năm 2024 - Ảnh: HAH
Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ
Con tàu Hải An mới nhận bàn giao cuối năm 2024 - Ảnh: HAH
Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ
Sản lượng khai thác tàu của Hải An và doanh nghiệp cùng ngàng - Nguồn: HAH, GTJASVN RS
Hoạt động kinh doanh chính của Hải An là vận tải đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương; bốc xếp hàng hóa cảng biển; vận tải đường bộ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan vận tải.
Tổng tài sản tính đến cuối năm 2024 của công ty này là gần 7.300 tỉ đồng, tăng 36% so với hồi đầu năm. Công ty có tám công ty con, hơn 650 nhân viên.
Theo báo cáo phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Guotai Junan Việt Nam, việc tiếp tục nâng công suất đội tàu có thể góp phần giúp Hải An giữ vững thị phần hàng đầu ngành vận tải container (khoảng 30%).
Tính đến tháng 12-2024, Hải An đã thực hiện việc trẻ hóa và nâng cao công suất đội tàu lên 16 chiếc.
Trong đó, doanh nghiệp này có ba tàu cỡ 1,800 TEU và một tàu cỡ 3,500 TEU giúp nâng tổng công suất lên hơn 26.500 TEU, với trung bình kích thước các tàu khoảng 1.664 TEU, cao gấp đôi so với trung bình các đối thủ cùng ngành.
Kích thước lớn hơn mang lại cho Hải An một số lợi thế, như được ưu tiên cung cấp dịch vụ trung chuyển, hưởng giá thuê cao hơn cho các tàu cỡ lớn - loại tàu hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện thời tiết xấu, giúp lịch trình vận chuyển ổn định hơn.
Các nhà phân tích tại Guotai Junan Việt Nam nhận định, trong ngắn hạn, nguồn cung tàu nội địa giảm cùng sản lượng hàng hóa container qua cảng biển đang tăng sẽ giúp giá cước vận tải biển trong nước duy trì và tăng nhẹ trong năm nay.