Công nhân dệt may làm thêm sấp mặt, thu nhập vẫn dưới mức trung bình

Admin

Dù kỹ thuật may tốt, đẹp hơn các 'cường quốc may mặc' Bangladesh, Ấn Độ và phải làm việc trong điều kiện bụi bặm, nhiều tiếng ồn, tăng ca kéo dài... nhưng lương công nhân dệt may Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Làm thêm trung bình 212 giờ/năm nhưng lương công nhân ngành dệt may dưới mức thu nhập trung bình - Ảnh 1.

Triển vọng ngành dệt may trong năm 2025 được đánh giá rất khả quan - Ảnh: HÀ QUÂN

Thông tin này được nêu tại hội nghị lấy ý kiến cho Báo cáo tiền lương, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may và khuyến nghị đối với hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể về tiền lương, thu nhập trong Dệt may Thành Công bị phạt hơn 1,7 tỉ vì 9 lỗi vi phạm hành chínhDoanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động

Theo công bố trong Niên giám thống kê 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp dệt là 10,83 triệu đồng/tháng, ngành may là 9,14 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Vinh Quang nói mức thu nhập này thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước (11,499 triệu đồng), thấp hơn ngành chế biến chế tạo (10,58 triệu đồng), điện tử (12,54 triệu đồng)…

Trong khi đó điều kiện làm việc của ngành dệt may phải đối mặt với một số vấn đề như: nồng độ bụi, ánh sáng, độ ồn, môi trường nóng ẩm, tăng ca, thời gian làm việc với cường độ cao.

Đồng thời tỉ lệ lương cơ bản - khoản được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - chỉ chiếm 72%. Phần còn lại được chi trả bằng các khoản như phụ cấp, tiền làm thêm giờ, thưởng, phúc lợi… dẫn đến các chế độ an sinh cho người lao động như ốm đau, thai sản, hưu trí… cũng thấp theo.

Đánh giá chung về tốc độ tăng lương của công nhân ngành dệt may, theo ông Quang, mỗi năm tiền lương chỉ tăng 3,3%, không theo kịp lạm phát.

Do đó cần thương lượng để điều chỉnh tiền lương hằng năm với mức tối thiểu đạt 4-5% mới đủ bù lạm phát, cải thiện đời sống cho người lao động.

Dệt may đang phụ thuộc nhập nguyên phụ liệu

Theo báo cáo, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu dệt may đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. Tỉ trọng xuất khẩu dệt may chiếm 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong giai đoạn 2022-2024.

Tính đến năm 2024, các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường lớn nhất khoảng 36,06 tỉ USD.

Làm thêm trung bình 212 giờ/năm, lương công nhân dệt may dưới thu nhập trung bình - Ảnh 2.Dệt may có đơn hàng tới đầu năm 2025ĐỌC NGAY

Nhưng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may cũng tăng mạnh từ 10,7 tỉ USD năm 2011 lên gần 25 tỉ USD năm 2024. Trong đó chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành may mặc.

Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài gồm vải, nguyên phụ liệu dệt may, bông và sợi dệt các loại.

Đồng thời doanh nghiệp ngành dệt may cũng tiếp tục đối mặt những thách thức như giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng, các nhãn hàng có sự thay đổi lớn trong cách mua hàng, thanh toán, giảm sản lượng…

Một số doanh nghiệp khó tiếp cận các đơn hàng lớn và phải chấp nhận đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh và yêu cầu khắt khe.

Triển vọng ngành dệt may trong năm 2025

Kết quả khảo sát cho thấy triển vọng ngành dệt may trong năm 2025 và thời gian tới rất khả quan. Dự báo tình hình đơn hàng trong năm 2025, có 71,3% doanh nghiệp duy trì ổn định đơn hàng như năm 2024 và 22,6% doanh nghiệp dự báo đơn hàng tăng.

Dự kiến có tới 62,6% doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động và 33,6% doanh nghiệp giữ nguyên số lao động hiện tại. Các chuyên gia đánh giá đây là điều kiện thuận lợi để công đoàn các cấp tập trung đẩy mạnh thương lượng, đối thoại về tiền lương trong ngành dệt may.

Làm thêm trung bình 212 giờ/năm nhưng lương công nhân dệt may dưới mức thu nhập trung bình - Ảnh 2.Đầu năm, dệt may Việt Nam xuất khẩu 'đắt khách' nhưng vì sao doanh nghiệp không dám bán nhiều?

Trong tháng 1, dệt may Việt Nam xuất khẩu vẫn chắc chân với 'câu lạc bộ tỉ đô'. Có doanh nghiệp có đơn hàng giao đến tháng 6 và nhiều đối tác, nhưng chưa dám ký hợp đồng giao xa, vì sao như thế?