Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa

Admin

Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm.

Mới đây, Thụy Sĩ đã khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên trên thế giới được lắp đặt trực tiếp các tấm pin trên một tuyến đường sắt đang hoạt động. Hệ thống điện mặt trời tháo rời này được lắp đặt trên một tuyến đường sắt, đang vận hành ở miền Tây nước này.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 1.

Thụy Sĩ khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên trên thế giới được lắp đặt trực tiếp các tấm pin trên một tuyến đường sắt đang hoạt động

Được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Sun-Ways của Thụy Sĩ, nhà máy này bao gồm một hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời có thể tháo rời được đặt giữa các đường ray - đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc tích hợp năng lượng tái tạo vào cơ sở hạ tầng giao thông.

Startup Sun-Ways giới thiệu đây là hệ thống điện mặt trời đầu tiên trên thế giới được gắn trực tiếp trên đường ray, cho phép tàu lưu thông bình thường. Hệ thống bao gồm 48 tấm pin mặt trời trên 100m đường ray, mỗi tấm có công suất 385W.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 2.

Tấm pin mặt trời được lắp đặt trên đường ray

Với tổng công suất 18kW, nhà máy điện mặt trời này dự kiến sẽ sản xuất 16MWh điện mỗi năm, cung cấp cho lưới điện công cộng cách đó 500m. Theo lịch trình, các đoàn tàu chở khách bắt đầu chạy qua hệ thống điện mặt trời này từ ngày 28/4.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 3.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 4.

Nhà máy điện mặt trời này dự kiến sẽ sản xuất 16MWh điện mỗi năm

Được biết, dự án được Văn phòng Giao thông Vận tải Liên bang Thụy Sĩ phê duyệt vào tháng 10/2024, sau quá trình thử nghiệm kỹ thuật nghiêm ngặt.

Giải pháp của Sun-Ways tận dụng hiệu quả không gian giữa các đường ray mà không cản trở giao thông hay can thiệp vào công tác bảo trì đường sắt. Các tấm pin mặt trời được thiết kế với tính năng tháo rời linh hoạt, cho phép bảo trì dễ dàng và đảm bảo hoạt động của đường sắt không bị gián đoạn.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 5.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 6.

Việc lắp đặt các tấm pin được thực hiện hoàn toàn tự động bằng một đoàn tàu chuyên dụng, có thể triển khai gần 1.000m2 tấm pin chỉ trong vài giờ

Ngoài ra, bề mặt tấm pin được phủ lớp chống chói để tránh gây lóa mắt, đồng thời tích hợp hệ thống vệ sinh tự động, như bàn chải trụ gắn trên tàu hỏa, giúp loại bỏ bụi bẩn và duy trì hiệu suất vận hành ổn định.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 7.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 8.

Việc lắp đặt các tấm pin được thực hiện hoàn toàn tự động bằng một đoàn tàu chuyên dụng do đối tác Scheuchzer phát triển. Hệ thống này có thể triển khai gần 1.000m2 tấm pin chỉ trong vài giờ, rút ngắn đáng kể thời gian và chi phí thi công so với phương pháp truyền thống.

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa- Ảnh 9.

Hệ thống điện mặt trời đầu tiên trên đường ray mở ra mô hình năng lượng mới cho ngành giao thông

Sun-Ways cho biết, với khoảng 5.000km mạng lưới đường sắt tại Thụy Sĩ, tiềm năng lắp đặt có thể đạt tới 2,5 triệu tấm pin, tạo ra tới 1TWh điện mỗi năm. Trong tương lai, công ty này đặt mục tiêu mở rộng mô hình này sang các thị trường lớn như Đức, Áo, Ý, Mỹ và khu vực châu Á.