Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.
Mục lục
Một nhóm du khách Singapore mua sắm ở đường Nguyễn Trãi (quận 1), trên tay là các sản phẩm thời trang Việt - Ảnh: TRƯƠNG LINH
Với lợi thế thiết kế độc đáo, giá thành hợp lý và sự đa dạng trong mẫu mã, thời trang nội địa đã trở thành điểm nhấn văn hóa hấp dẫn trong hành trình khám phá Việt Nam của nhiều du khách.
Du khách mê thời trang Việt vì độc đáo, giá hợp túi tiền
Claire Lim - 24 tuổi, một du khách đến từ Singapore - đã dành trọn hai ngày du lịch đến TP.HCM chỉ để mua sắm trên các con đường chuyên về thời trang nổi tiếng của TP.HCM như Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng, Trần Quang Diệu...
Claire Lim cho biết cô tình cờ biết đến các thương hiệu thời trang Việt Nam qua mạng xã hội và bày tỏ "dành gần hết ngân sách" của chuyến đi du lịch cho việc mua sắm này.
"Các sản phẩm thời trang Việt Nam không chỉ hợp thời và đa dạng phong cách, mà phần lớn các chủ cửa hàng cố gắng tạo ra các mẫu mã quần áo bền vững, khả năng phối đồ linh hoạt và chất lượng tốt. Đó là lý do tôi lựa chọn để mua sắm ở đây", chị Lim nói.
Không chỉ mẫu mã, giá cả ở các cửa hàng quần áo tại Việt Nam cũng được nhiều du khách đánh giá cao về sự đa dạng, đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng.
Chia sẻ về trải nghiệm của mình, chị Nhu Luong (26 tuổi), nữ du khách gốc Việt đến từ Na Uy, cho biết bản thân yêu thích các sản phẩm thời trang từ Việt Nam vì giá cả quá tốt so với chất lượng. So sánh với nhiều quốc gia đã đi qua, chị cho rằng với cùng một mức giá, các sản phẩm thời trang mua được tại Việt Nam có chất lượng tốt hơn nhiều.
"Rất nhiều sản phẩm ở đây tôi không thể tìm được ở Na Uy cũng như những nơi khác. Điều này khiến cho phong cách của tôi độc đáo hơn, vì vậy tôi rất thích mua sắm tại Việt Nam", chị Nhu Luong chia sẻ.
Nhiều Ai đứng sau chuỗi thương hiệu thời trang Aristino?
Du khách trẻ từ các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan và du khách châu Âu ghé tới các cửa hàng thời trang Việt trong những tòa nhà chung cư cũ, cửa hàng ở trung tâm của TP.HCM, không chỉ để "cưỡi ngựa xem hoa" mà thực sự để trải nghiệm và sở hữu những thiết kế mới. Những mẫu mới này được đánh giá bắt trend không kém gì các thương hiệu lớn.
Bà Nguyễn Thùy Linh Cát - nhà sáng lập thương hiệu Catci - cho biết thương hiệu đang được nhiều khách hàng quốc tế chọn mua khi đến Việt Nam nhờ sản phẩm thiết kế tối giản, dễ phối đồ, giá cả cũng phải chăng và đặc biệt là tính bền vững cũng như có thể sử dụng lâu dài.
"Giới trẻ hiện nay muốn sự khác biệt và định hình phong cách cá nhân trong khi các hãng "đại trà" không giải quyết được điều này. Đây là dư địa lớn cho các hãng thời trang Việt bởi có thể phát huy ưu thế là đầy tính sáng tạo, nắm bắt xu hướng tốt, giá cả phải chăng và chất lượng không thua kém các thương hiệu trên thế giới", bà Cát nói.
Biến cơn sốt thành sức bật
Không chỉ thành công ở thị trường Việt Nam, một số thương hiệu Việt còn tham vọng xuất khẩu tên tuổi ra thị trường quốc tế.
Nhà sáng lập thương hiệu LSoul Nguyễn Trọng Lâm cho biết thương hiệu này đang mở rộng sang cả Bangkok, Thái Lan và Thượng Hải, Trung Quốc - thị trường thời trang có tính cạnh tranh cao bằng cách xây dựng các bộ sưu tập theo tháng, điều chỉnh nhẹ thiết kế để phù hợp với thị hiếu bản địa.
"Chúng tôi không làm lại từ đầu, chỉ cần bản địa hóa đủ để người tiêu dùng nước ngoài cảm thấy quen thuộc nhưng vẫn nhận ra sự khác biệt của thương hiệu Việt Nam", đại diện thương hiệu cho biết.
Ông Lâm cũng nhấn mạnh với thị hiếu thay đổi liên tục như hiện tại, việc xây dựng một bản sắc, tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể là cách để tạo nên dấu ấn trong lòng khách hàng. Theo đó, thay vì gia công ở Trung Quốc nhiều nhãn hàng lựa chọn 100% các xưởng Việt Nam để duy trì bản sắc Việt và "màu sắc riêng" trong hành trình quốc tế hóa.
Trao đối với Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM - cho rằng việc ngày càng nhiều du khách mua sắm các sản phẩm thời trang bản địa chính là lợi thế lớn của thị trường Việt Nam.
Theo ông, hàng Việt Nam có lợi thế, trong đó thế hệ trẻ với sự hỗ trợ của công nghệ đang từng bước làm chủ chuỗi cung ứng và thiết kế trong các sản phẩm thời trang của mình.
"Chất lượng sản xuất trong nước hiện rất tốt nhờ đội ngũ lao động dày kinh nghiệm, sáng tạo và chăm chỉ. Đồng thời giá thành của các sản phẩm trong nước hiện nay chỉ bằng khoảng 45% so với sản phẩm cùng loại tại các thị trường phát triển. Nhưng đó không phải là "đồ giá rẻ" mà là mức giá hợp lý với giá trị mang lại vượt kỳ vọng", ông Việt nói.
Đại diện Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cũng lưu ý các thương hiệu trẻ trong giai đoạn đầu hội nhập có thể tận dụng mô hình "ít nhưng chất", tức là sản xuất nhỏ, ra mắt nhanh, tập trung thị trường ngách, tránh tồn kho đồng thời giữ được tính linh hoạt và sáng tạo.
Hashtag #VietnamFashionTour dần trở thành xu hướng
Nhiều du khách trẻ từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan chủ động xây dựng lịch trình khám phá các cửa hàng thời trang nội địa khi du lịch đến Việt Nam.
Các vlog, video ngắn theo chủ đề "fashion tour" ngày càng phổ biến nhờ mẫu mã đa dạng, giá hợp lý và phù hợp nhiều đối tượng. Trải nghiệm cá nhân của du khách quốc tế trở thành nội dung lan tỏa, biến #VietnamFashionTour thành "từ khóa" cho xu hướng du lịch tiêu dùng mới, nơi thời trang Việt là điểm đến.
Quốc tế hóa thị trường nội địa là cuộc đua dài
Theo các chuyên gia, thời trang Việt hiện mới chỉ đang ở vạch xuất phát trên hành trình toàn cầu hóa. Phần lớn thương hiệu vẫn hoạt động ở quy mô nhỏ, chưa đủ nguồn lực để tiếp cận mô hình OBM (Original Brand Manufacturer).
Nguyên phụ liệu trong nước còn hạn chế, thiếu công nghiệp hỗ trợ đồng bộ, trong khi cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt.
Ông Phạm Văn Việt cho rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế về con người. Sự nhạy bén trong chiến lược tiếp cận thị trường đang giúp nhiều thương hiệu trẻ vượt lên bằng con đường riêng, sản xuất nhỏ, ra mắt nhanh, chọn thị trường ngách, tận dụng thương mại điện tử xuyên biên giới hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó công nghệ thiết kế 3D, trí tuệ nhân tạo trong dựng mẫu, hỗ trợ sáng tạo và cá nhân hóa đang giúp các local brand Việt tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tốc ra thị trường.
Ông Việt cũng nhấn mạnh công nghệ giờ đây không còn là ưu thế của doanh nghiệp lớn mà là công cụ bình đẳng để mọi thương hiệu, nếu có bản sắc có thể tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu.
Các thương hiệu thời trang toàn cầu tăng giá vì 'bão' thuế quan
Từ Shein, Temu đến Louis Vuitton và Dior, các thương hiệu thời trang quốc tế đang điều chỉnh giá để ứng phó chi phí tăng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, tuyệt đối tránh tiêu cực, tư tưởng cục bộ địa phương, lợi ích nhóm; phải công tâm, khách quan, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề xuất, giới thiệu nhân sự sau sắp xếp.
Ca sĩ Duy Mạnh hát cho khán giả nghe ca khúc "Bố chuột" mà anh sáng tác và phản ánh sự việc chiếc Mercedes của anh bị cháy, dưới góc nhìn nghệ thuật trào phúng.
Các công ty vận chuyển container lớn đang tạm dừng ít nhất 6 tuyến đường theo lịch trình hàng tuần giữa Trung Quốc và Mỹ vì thuế quan của Tổng thống Trump.