Thống đốc báo cáo Quốc hội về Ngân hàng SCB

Admin

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đã có tờ trình báo cáo Chính phủ về phương án cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Thống đốc báo cáo Quốc hội về Ngân hàng SCB - Ảnh 1.

Ảnh minh họa giao dịch tại Ngân hàng SCB - Ảnh: T.T.D.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Thống đốc báo cáo Quốc hội về Ngân hàng SCB - Ảnh 2.Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhắc lại thời điểm 'không thể quên' liên quan SCBĐỌC NGAY

Đồng thời sẽ tập trung xây dựng, phê duyệt, triển khai các đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém và năm nay xử lý cơ bản các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới.

Theo báo cáo, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định chuyển giao bắt buộc đối với các ngân hàng mua bắt buộc là OceanBank, CB, GPBank và Dong A Bank.

Đây là một dấu mốc quan trọng trong lộ trình xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng. Qua đó sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm.

Tiếp tục hoàn thiện phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB

Đáng chú ý, báo cáo cho hay trên cơ sở phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB của nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình báo cáo Chính phủ về phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB.

Ngày 18-4, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình gửi Thủ tướng về việc giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết 25 ngày 29-4, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện phương án cơ cấu lại SCB để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo báo cáo, các ngân hàng thương mại cổ phần đang tích cực hoàn thiện, triển khai thực hiện theo phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó về cơ bản, các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, tích cực cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn lành mạnh tài chính.

Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng nỗ lực, tích cực xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Phát triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ phi tín dụng khác và mở rộng dịch vụ bán lẻ, tín dụng tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư...)...

Báo cáo cho biết thêm nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát. Đến tháng 2-2025, tỉ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm 5 ngân hàng MBV, Dầu khí toàn cầu, NCBNeo, Vikki Bank, Sài Gòn) ở mức 1,88%.

SCB từng được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ ngày 15-10-2022, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Từ thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã cử các cán bộ có kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia quản trị, điều hành SCB.

Thống đốc báo cáo Quốc hội về Ngân hàng SCB - Ảnh 3.Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân giá vàng miếng SJC chênh cao với thế giới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã nêu rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC trong nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới và chênh lệch giá tăng cao.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề