Thanh toán lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: Thí điểm tại Hà Nội và TP Huế kể từ ngày 22-4-2024.
Thanh toán lệ phí đăng ký thường trú: Thí điểm tại TP.HCM và Hà Nam kể từ ngày 1-7-2024.
Thanh toán lệ phí đăng ký tạm trú: Thí điểm tại TP.HCM và Hà Nam kể từ ngày 1-8-2024.
Liên kết tài khoản hưởng an sinh xã hội (ASXH) với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản Mobile Money của người dân.
Phương thức quét mã VietQR:
Người dân có thể sử dụng ứng dụng thanh toán trên di động của 37 ngân hàng và tài khoản Viettel Money để thực hiện quét mã VietQR trên ứng dụng VNeID.
Danh sách các ngân hàng gồm: Agribank, MBBank, Vietinbank, ABBank, BIDV, ACB, MSBank, Sacombank, VCCB, VRB, KEB Hana Hà Nội, KEB Hana HCM, Woori Bank, BaovietBank, Techcombank, VPBank, EximBank, VBSP, TPBank, Vietcombank, PVComBank, VietABank, CIMB Vietnam, Co-opBank, OceanBank, Shinhan Bank, VietBank, SHB, KienLongBank, NCB, NamABank, BacABank, SaiGon Bank, VIBank, Cake by VPBank, PGBank, Ubank by VPBank.
Thanh toán qua thẻ nội địa NAPAS:
Người dân có thể lựa chọn thanh toán qua số thẻ trên thẻ nội đia NAPAS do 44 ngân hàng phát hành.
Thanh toán qua tài khoản ngân hàng:
Người dân có thể thanh toán qua tài khoản của 7 ngân hàng gồm MBBank, PVComBank, Viet Capital Bank, TPBank, VIB Bank, Shinhan Bank, SCB.
Dịch vụ liên kết tài khoản an sinh xã hội (ASXH):
Người dân có thể lựa chọn 1 trong số các ngân hàng sau để chấp nhận liên kết tài khoản an sinh xã hội gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, LPBank, NamABank, MBBank, PvcomBank và vẫn đang được tiếp tục mở rộng danh sách ngân hàng liên kết.
- Thao tác thực hiện đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại của người dân cũng như cán bộ xử lý.
- Đa dạng hình thức thanh toán điện tử, thực hiện dễ dàng, tiện lợi và an toàn.
Lưu ý: Để thực hiện việc thanh toán phí/lệ phí cho các dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng VNeID thì tài khoản VNeID của công dân cần thỏa mãn yêu cầu định danh cấp 2.
Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VneID
Bước 2: Công dân thực hiện chọn dịch vụ thủ tục hành chính "Cấp phiếu lý lịch tư pháp"/ "Đăng ký tạm trú"/ "Đăng ký thường trú" và kê khai hồ sơ dịch vụ công theo các thông tin yêu cầu trong hồ sơ.
Bước 3: Công dân thực hiện xác nhận thông tin hồ sơ và xác nhận thông tin chia sẻ.
Bước 4: Công dân thực hiện thanh toán phí hồ sơ qua cổng thanh toán điện tử Napas.
Công dân có thể lựa chọn thanh toán thông qua các cách như quét mã VietQR/ thanh toán bằng thẻ nội địa NAPAS/ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng.
Bước 5: Trang thanh toán của Napas trả kết quả thanh toán và chuyển công dân về trang ứng dụng của VneID.
Bước 6: Sau khi tạo yêu cầu và thanh toán thành công, hồ sơ của công dân được tiếp nhận và xử lý theo quy trình tiếp theo của VneID. Ngoài ra, công dân có thể thực hiện tra cứu trạng thái, kết quả trong quá trình giải quyết hồ sơ.
*Hiện nay người dân có thể thực hiện thanh toán trực tuyến các dịch vụ công thông qua các kênh nào? Làm thế nào để có thể thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID? Các phương thức thanh toán là gì?
- Kênh thanh toán: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của bộ/ngành/địa phương.
- Hướng dẫn thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID: Cài đặt, đăng ký và xác thực cấp độ 2 trên ứng dụng VNeID, chuẩn bị các thông tin yêu cầu liên quan tới thủ tục hành chính/dịch vụ công cần thanh toán.
- Người dân có thể lựa chọn các phương thức thanh toán như: Sử dụng ứng dụng của ngân hàng/mobile money để quét mã VietQR/thẻ nội địa NAPAS/tài khoản ngân hàng.
*Những đối tượng nào có thể thực hiện thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID? Người dân sẽ được hưởng lợi gì khi thanh toán dịch vụ công trực tuyến so với đến trực tiếp các cơ quan hành chính nhà nước?
- Căn cứ quy định tại điều 11 nghị định 59/2022/NĐ-CP, các đối tượng được cấp tài khoản VNeID bao gồm:
Công dân Việt Nam
Người nước ngoài
Cơ quan, tổ chức.
*Những dịch vụ công nào có thể thanh toán trực tuyến trên ứng dụng VNeID? Người dân cần phải có tài khoản nào để có thể thực hiện thanh toán được?
- Dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và trong thời gian sắp tới mở rộng đến dịch vụ đăng ký căn cước cũng như các dịch vụ công khác.
- Người dân cần định danh mức độ 2 trên VNeID.
*Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công là hình thức thanh toán như thế nào? Người dân có phải đăng ký với các cơ quan hành chính nhà nước hay không? Thực hiện thanh toán trực tuyến các dịch vụ công có phải phát sinh thêm các chi phí khác không?
- Thay vì phải đến cơ quan cung cấp dịch vụ công để thanh toán nghĩa vụ tài chính, người dân có thể thực hiện thanh toán và nhận kết quả hoàn toàn trên môi trường điện tử tại bất kỳ đâu có internet/sóng dữ liệu 3G/4G.
- Người dân không phải đăng ký với cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch thanh toán đều được ghi nhận và báo kết quả tới các cơ quan cung cấp dịch vụ công.
- Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công qua kênh thanh toán của NAPAS không phát sinh thêm chi phí cho các nghĩa vụ tài chính của người dân.