
Từ trái qua: nhà báo Nguyễn Hạnh, PGS.TS Trần Thị Mai và nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến chia sẻ với độc giả - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 17-5,
Từ trái qua: nhà báo Nguyễn Hạnh, PGS.TS Trần Thị Mai và nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến chia sẻ với độc giả - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 17-5,
Sách Di sản Sài Gòn - TP.HCM và Kiến trúc Pháp - Đông Dương, dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông
Để góp phần soi rọi vào những giá trị di sản, văn hóa đã qua của Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Hạnh cùng các cộng sự đã chọn lọc 300 tấm từ 2.000 bức ảnh để thực hiện tập sách ảnh Di sản Sài Gòn - TP.HCM. Đọc sách, độc giả có cái nhìn bao quát hơn về lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng đất này.
Không chỉ dừng lại ở những công trình kiến trúc như tòa nhà hành chính, dinh thự, trường học, bệnh viện, khách sạn, đường sá, cảng, bến tàu, chợ…, tập sách còn tái hiện những tập quán trong đời sống thị thành xưa như: đám cưới truyền thống, đám tang, hát bội, đờn ca tài tử, trò chơi dân gian, đua ngựa, hàng quán và những món ngon vỉa hè thú vị.
Đúc kết những điểm khác biệt của Sài Gòn so với các đô thị khác trên cả nước, bà Trần Thị Mai cho rằng có thể thấy ba điểm quan trọng sau:
"Sài Gòn là đô thị sông nước, với mạng lưới sông rạch phát triển, tạo nên "đời sống trên bến dưới thuyền" rất đặc trưng, góp phần phát triển vùng đất thành trung tâm kinh tế, văn hóa lớn.
Thêm nữa, sự đa dạng và phong phú về cộng đồng dân cư, với nhiều nhóm người thuộc các dân tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, độc đáo. Cuối cùng, Sài Gòn là vùng đất có tốc độ đô thị hóa diễn ra cực kỳ nhanh chóng".