Sau hơn ba thập niên nổi tiếng cả nước với thể loại truyện ngắn, cuối cùng ông cũng được một giải thưởng dành cho… lý luận phê bình nhờ tập tiểu luận Giăng lưới bắt chim.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết tiểu luận với sự sắc bén như khi ông viết truyện. Với phong thái tỉnh bơ, thi thoảng thả nhẹ một nhận định giống ném nhẹ một hòn đá vào mặt hồ đang yên tĩnh.
Hoa thủy tiên của 20 năm sau
Tiểu luận Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn của ông từng khuấy động dư luận một thời.
Hơn 20 năm sau đọc lại tiểu luận này, tuy mất cái vẻ xôn xao năm xưa nhưng "hoa thủy tiên" ấy vẫn đẹp, vẫn gợi lên được những vấn đề của văn chương Việt Nam ở thời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và cả thời nay nữa.
Có lẽ vì thế khi tái bản các tiểu luận văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà xuất bản đã chọn cái tên Trò chuyện với hoa thủy tiên và… (Nhà xuất bản Trẻ, 2025).
Đọc sách nhận ra trước khi in thành tập, đa phần các bài viết đã được in trên báo và tạp chí như Tiền Phong, Di cảo Nguyễn Huy Thiệp: 'anh hùng còn chi?'
Ở phần "Địa", độc giả có dịp đọc các bài viết của nhà văn không chỉ liên quan văn chương mà còn về quà phở của người Hà Nội, về đất và con người Nam Bộ…
Ở phần "Nhân", Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu viết về những người bạn văn nghệ của ông.
Tác phẩm Trò chuyện với hoa thủy tiên và… tuy là sách tái bản những bài viết cũ nhưng cũng là dịp để độc giả tiếp cận một Nguyễn Huy Thiệp bên ngoài thế giới truyện ngắn. Mà thực tình, đôi lúc ta cảm giác cái ranh giới "trong - ngoài" ấy cũng không còn nữa. Một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của một người nghệ sĩ thành danh nhưng vẫn thấy "tất cả vẫn còn đang trên đường" (sđd, tr.55) với nỗi băn khoăn văn chương là gì, văn nhân là chi?
Và người nghệ sĩ ấy đã trả lời: "Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi những lỗi lầm ấy" (sđd, tr.55).
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/doc-tieu-luan-cua-nguyen-huy-thiep-tro-chuyen-voi-hoa-thuy-tien-va-a166772.html