Sáng 9-2, tại khách sạn Continental Sài Gòn diễn ra buổi trò chuyện với nhà nghiên cứu Nhật Chiêu về hai tác phẩm Khóa hư lục của vua Trần Thái Tông và Cư trần lạc đạo phú của vua Dâng hương tưởng niệm Đức vua Trần Nhân Tông nhập niết bànKhánh thành cung Trúc Lâm hơn 6.000m² dịp tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Mang nhiều ảnh hưởng từ ông nội và cha cũng là hai vị thiền sư lỗi lạc, Phật hoàng Trần Nhân Tông đi theo triết lý tu tập cân bằng giữa đạo và đời, biết rõ tâm, đạo ngay trong đời sống.
"Mình ngồi thành thị / Nết dụng sơn lâm / Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tánh / Nửa ngày rồi tự tại thân tâm...
Chuyển ba độc mới chứng ba thân / Đoạn sáu căn nên trừ sáu giặc... / Hỏi pháp chân không / Hề chi lánh ngại tham chấp sắc / Biết chân như, tin bát nhã / Chớ còn tìm Phật tổ tây đông...".
Hay theo diễn giả Nhật Chiêu, bốn câu kệ cuối của Cư trần lạc đạo phú cũng thể hiện triết lý sống tùy duyên, biết hòa nhập với hoàn cảnh sẵn có:
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên / Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên / Trong nhà có báu thôi tìm kiếm / Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền".
Qua Cư trần lạc đạo phú và sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai của tác giả Nguyễn Thế Đăng, độc giả có thể thấu hiểu rõ về triết lý Phật giáo của triều Trần, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm, hệ tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.
Sách Trần Nhân Tông, đời - đạo không hai có các bài viết phân tích sâu sắc về cách vị Phật hoàng này tu tập như: Học biết bản tánh để sống giữa đời; Giải thoát ngay trong hành động; Bồ tát hạnh giữa đời...