
Người dân ở Bắc Giang phát hiện cấu trúc độc đáo của giếng cổ trong khu di tích từ thời Lê khi cải tạo - Ảnh: THÀNH CÔNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-4, bà Phùng Thị Mai Anh - giám đốc Bảo tàng
Người dân ở Bắc Giang phát hiện cấu trúc độc đáo của giếng cổ trong khu di tích từ thời Lê khi cải tạo - Ảnh: THÀNH CÔNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-4, bà Phùng Thị Mai Anh - giám đốc Bảo tàng
Kết cấu độc đáo, dạng xoắn ốc của giếng cổ mới được người dân phát hiện - Ảnh: THÀNH CÔNG
Cần chờ xác định niên đại, giá trị giếng cổ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-4, TS Phạm Văn Triệu - phó trưởng phòng khảo cổ học lịch sử, thuộc Viện Khảo cổ học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) - cho biết chưa thể xác định được niên đại của giếng.
Do các nhà khoa học phải lấy mẫu gỗ để xét nghiệm carbon phóng xạ (C14), đồng thời nghiên cứu lịch sử hình thành, xuất hiện của giếng cũng như lối sống, cách đào giếng của người dân trong vùng.
Theo TS Triệu, muốn kết luận chính xác về niên đại và giá trị của giếng còn các nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, văn hóa học. Sơ bộ, giếng có cấu trúc hình vuông, độc đáo với cư dân khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
"Kiểu giếng truyền thống, vốn có, thường gặp của người Việt ở khu vực Bắc bộ, nhất là các làng quê thường là giếng đất hoặc giếng đào và xây bằng gạch. Giếng vuông là loại hình di tích phổ biến và là truyền thống, đặc trưng của cư dân khu vực miền Trung, phân bố tập trung, chủ yếu từ khu vực Quảng Bình đến Bình Thuận", TS Triệu bày tỏ.
Vị chuyên gia cho biết thêm đồng bằng Bắc Bộ xưa chủ yếu dùng giếng mạch ngang, tức mặt giếng nằm sát mặt đất. Tuy nhiên, kiểu giếng này dễ bị nhiễm bẩn do nhiều loại tạp chất lẫn vào đất.
Còn giếng mới phát hiện ở Hương Lâm (Bắc Giang) là loại giếng mạch đứng, chỉ tìm được khi đào sâu xuống lòng đất. Nước trong mạch đứng luôn sạch hơn nước trong mạch ngang.
"Điều này cho thấy sự tiến bộ trong kỹ thuật đào giếng và cuộc sống văn minh của người dân trong tìm kiếm những mạch nước", TS Triệu chia sẻ.
TS Phạm Văn Triệu đánh giá với việc kè gỗ bốn bên vừa giúp thành giếng vững chắc vừa có tác dụng lọc nước, ngăn nước bẩn từ các mạch nước ngang tràn vào, giữ cho nước trong giếng luôn sạch.
Về vị trí giếng vuông được tìm thấy trong quần thể di tích đình chùa Hạc Lâm, ông Triệu nhấn mạnh có thể giếng còn được dùng trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng như nấu cơm, nấu xôi, làm cỗ, phục vụ cho các hoạt động nghi lễ. "Nguồn nước ở những giếng loại này thường được người dân coi trọng, bảo vệ", TS Triệu cho hay.