Những ngày đầu xuân, trong căn nhà cũ cạnh chợ Đầm Nha Trang, ngắm nhìn bộ sưu tập dày công thực hiện trong hơn 30 năm qua, ông Tuấn nhớ lại khoảng thời gian làm việc trong ngành Đầu năm rắn xem bộ sưu tập rắn biển
Ông Tuấn ‘hỏa xa’ và bộ sưu tập độc đáo về đường sắt
Bộ sưu tập đặc biệt của ông Đặng Anh Tuấn (69 tuổi, Nha Trang) được ví như một bảo tàng đường sắt thu nhỏ với nhiều hiện vật độc đáo.
Mơ ước ấy theo ông lớn dần, đến năm 1975 ông Tuấn chính thức bước chân vào ngành đường sắt với tư cách là thế hệ học viên đầu tiên của lớp học lái tàu đặc biệt miền Nam sau giải phóng.
Đến năm 1977, ông chính thức bước chân lên chuyến tàu đi tuyến Nha Trang - Tuy Hòa với tư cách là phụ lái, rồi tiếp tục công việc lái tàu những năm sau đó.
Tuy nhiên do hoàn cảnh của gia đình và công việc, ông bắt đầu chuyển từ công việc lái tàu sang làm chuyên viên sửa chữa đầu tàu tại phân đoạn đầu máy Nha Trang.
"Tuy ước mơ được đồng hành trên những chuyến tàu để ngắm nhìn cảnh vật xinh đẹp của đất nước chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên sau khoảng thời gian học tập, làm việc, tôi cảm thấy yêu công việc sửa chữa đầu tàu hơn vì mình góp phần đảm bảo sự an toàn cho hàng ngàn hành khách trên những chuyến tàu" - ông Tuấn chia sẻ.
Bảo tàng đường sắt thu nhỏ
Song song với công việc chính, trong suốt hàng chục năm làm việc đến nghỉ hưu, ông Tuấn bắt đầu có niềm đam mê với công việc sưu tầm những hiện vật liên quan đến đường sắt.
Đó có thể từ những vật dụng đơn giản như đèn báo, đèn tín hiệu, đe tàu, búa khám máy tàu hay những món đồ đắt tiền, có niên đại hàng trăm năm như những con tem về đường sắt, vé tàu hỏa qua các thời kỳ, logo đường sắt Việt Nam qua các thời kỳ và logo đường sắt của các quốc gia trên thế giới…
Đặc biệt những logo được đúc bằng đồng, thép quý giá được ông gìn giữ, bảo quản thận trọng, vì những logo này gắn liền với các giai đoạn phát triển đường sắt.
"Trong đó có chiếc logo đặc biệt cách điệu chữ "HXV" (tức hỏa xa Việt Nam) được sử dụng trên các toa tàu những năm 1980, hay logo đầu máy xe lửa hơi nước Fives Lille chế tạo năm 1949 tại Pháp và được sử dụng tại Việt Nam" - ông Tuấn giới thiệu.
Ngoài những hiện vật được tặng hay đi kiếm tìm từ nhiều nơi, có những vật dụng gắn bó với ông từ những ngày đầu công tác vẫn được ông giữ gìn nguyên vẹn.
Có những vật dụng tưởng chừng như bỏ đi, giờ trong số đó đã trở thành một bộ phận trong câu chuyện lịch sử đường sắt Việt Nam.
Đến giờ khi đã nghỉ hưu được nhiều năm, nhưng trong đầu ông như nguyên vẹn những kỷ niệm trên những đường ray.
Được bạn bè, đồng nghiệp hay gọi với biệt danh Tuấn "hỏa xa", nên cứ nhắc đến đầu máy, toa xe là ông sẽ xúc động nhớ lại những năm tháng "ăn ngủ" trên đường sắt.
"Khi đã rời xa mùi dầu mỡ khét lẹt, rời xa tiếng còi inh ỏi khi những chuyến tàu đi qua, tôi vẫn luôn nhớ về nó như một thứ đồng hành trên hành trình của đời mình" - ông Tuấn bộc bạch.
Năm 2023, ông Tuấn mang bộ sưu tập hàng trăm con tem về đường sắt quý hiếm đi thi và được trưng bày tại Triển lãm tem quốc tế châu Á Đài Bắc, được tổ chức tại Đài Bắc (Đài Loan).
Bộ sưu tập tem "Locomotive - The journey of my life" (Đầu máy xe lửa - Hành trình của cuộc đời tôi) của ông Đặng Anh Tuấn đoạt giải bạc hạng tem chuyên đề Công nghệ.
Bộ tem này kể về lịch sử phát triển của ngành đường sắt và đầu máy xe lửa Việt Nam, cũng như thế giới qua từng giai đoạn.