Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn

Admin

Do đã khai thác hết quỹ đất ở dải phân cách giữa, mặt bằng quỹ đất song hành với đường gom hạn hẹp, và tuyến đường đang có nhiều nút giao cắt… đang là những trở ngại, thậm chí gây phát sinh chi phí cao khi làm cầu cạn để mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 1.

Để tăng hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo mỹ quan, hiện hầu hết các tuyến đường trên cao, trong đó có đường Vành đai 2, Vành đai 3 tại Hà Nội đều được xây dựng ở dải phân cách giữa. Ảnh: Đường Vành đai 3 trên cao tại đoạn qua nút giao với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 2.

Tuy nhiên, với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhà đầu tư dự án vừa đề xuất mở rộng lòng đường từ 6 làn xe thành 12 làn bằng cầu cạn nhưng không xây ở dải phân cách giữa.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 3.

Lý do của việc này, nhà đầu tư là Cty CP đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, hiện quỹ đất ở dải phân cách giữa không còn, chỉ đủ để trồng cỏ và dựng bờ tôn lượn sóng ngăn cách hai chiều đường.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 4.

Do vậy để mở rộng tuyến đường từ 6 lên 12 làn xe để giảm quá tải, ùn tắc, nhà đầu tư đã đề xuất xây cầu cạn ở hai bên khoảng không giữa mái ta-luy và đường gom.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 5.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây 2 nguyên đơn cầu cạn ở khoảng đất lưu không hai bên cánh gà và chạy song song với đường cao tốc

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 6.

Đánh giá đây cũng là một hình thức làm cầu cạn, nhưng để làm theo hình thức này, nhà đầu tư phải làm đến 2 nguyên đơn cầu, và thay vì chỉ làm một trụ đỡ thì nhà đầu tư phải làm cả hai dãy trụ chạy song song hai bên đường cao tốc. Điều này khiến thời gian thi công lâu và chắc chắn chi phí sẽ cao hơn so với làm 1 trụ.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 7.

Cùng với đó, hiện quỹ đất ở cánh gà hai bên phải và trái tuyến cao tốc không có mặt cắt ngang đồng đều, không có vị trí còn đủ rộng, thậm còn là đường hẹp, đường cụt, vướng cột điện... như đoạn đi qua địa phận huyện Thường Tín sẽ khó để làm cầu cạn.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 8.

Với đoạn cao tốc đi qua khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) đường gom đang là đường đô thị, mép đường là các tòa nhà chung cư cao tầng sát nhau.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn- Ảnh 9.

Ngoài ra trên tuyến hiện có 4 nút giao và một trạm thu phí, sắp tới sẽ có thêm 3 nút giao đầu nối vào (Vành đai 4, Vành đai 3,5, đường nối cao tốc với Vành đai 3), liệu phương án làm cầu cạn hai bên như vậy khi qua các nút giao cầu cạn sẽ đi thế nào, nếu tiếp cận hết các nút giao này liệu có đảm bảo nguyên tắc 10 km mới được bố trí một nút giao?

Do lưu lượng xe đã vượt gần gấp đôi thiết kế, giao thông thường xảy ra ùn tắc nên đơn vị quản lý cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là Cty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vừa đề xuất mở rộng tuyến đường từ 6 làn xe lên 12 làn xe. Về hình thức thực hiện, ngày 27/3, đại diện nhà đầu tư cho biết, sẽ làm cầu cạn hai bên cánh gà để mở rộng tuyến đường.

Sau khi có đề xuất của nhà đầu tư, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với nhà đầu tư và các cơ quan đơn vị triển khai bước tiếp theo, trong đó có thẩm định các giải pháp thi công, bảo đảm tuân thủ quy định, sớm có báo cáo cụ thể với lãnh đạo Bộ.