Độ trưởng thành của hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ đo bằng tổng vốn đầu tư mà còn bằng số thương vụ thoái vốn thành công. Nếu không cải thiện thách thức này, Việt Nam khó có thêm kỳ lân, start-up trị giá trên 1 tỉ USD.
Mục lục
Các start-up kết nối với chuyên gia, cố vấn từ Google và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Việt Nam (NIC) trong chương trình Google for Startups 2024 - Ảnh: NIC
Thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới. Đây là yếu tố then chốt giúp kinh tế tư nhân bứt phá và vươn tầm quốc tế. Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các start-up, các "kỳ lân công nghệ" mang tên Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Tổng Bí thư TÔ LÂM (Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, Tuổi Trẻ ngày 17-3-2025)
Dù khẩu hiệu "Quốc gia khởi nghiệp" được phát động từ năm 2016, đến nay nhiều start-up Việt vẫn chọn đăng ký pháp nhân ở Singapore để tránh rào cản pháp lý khi huy động và thoái vốn. Làm sao để giữ chân họ ở lại quê nhà?
Hoạt động trong nước, lập pháp nhân ở nước ngoài!
Khi gọi vốn, nhiều start-up Việt thường nhận được câu hỏi: "Bạn đã lập pháp nhân ở Singapore chưa?". Đây gần như là điều kiện tiên quyết từ nhiều quỹ đầu tư, do hệ thống pháp lý minh bạch của Singapore giúp giao dịch thuận lợi hơn, đặc biệt khi thoái vốn.
Việc lập pháp nhân tại Singapore trở thành "luật bất thành văn" trong giới khởi nghiệp.
Anh Đ., nhà sáng lập một start-up trí tuệ nhân tạo (AI), chia sẻ rằng nhiều
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ - Đồ họa: T.ĐẠT
Muốn hút vốn, phải đẩy mạnh cải cách thủ tục
Sau 10 năm đầu tư vào start-up tại Việt Nam và trải qua nhiều thương vụ thoái vốn, ông Eddy Hong, nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans (Hàn Quốc), cho rằng tại Việt Nam, dù tuân thủ quy định, quá trình thoái vốn vẫn chậm và phức tạp do đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính.
Theo ông Eddy, một phần nguyên nhân đến từ việc Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong các giao dịch cổ phần tư nhân và hệ thống pháp lý phức tạp.
Ngoài ra, sự khác biệt trong kinh nghiệm thực tế và sự hiểu biết của từng cán bộ khiến mỗi loại giao dịch (bán cổ phần, chia cổ tức...) có quy trình riêng, làm gia tăng độ phức tạp.
Ông Trương Hữu Ngữ, luật sư điều hành Vilasia, đưa ra ba lý do chính gồm: thủ tục góp vốn vào công ty Việt Nam phức tạp và kéo dài, rủi ro về giấy tờ thanh toán, tỉ giá... và lo ngại về khả năng thực thi trên thực tế các quyền của cổ đông. Nhà đầu tư không chỉ tìm kiếm start-up chất lượng mà còn phải đảm bảo lộ trình thoái vốn khả thi.
Theo ông Ngữ, có hai cách thoái vốn phổ biến là phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc bán lại cho nhà đầu tư khác (M&A). Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có sàn chuyên biệt cho start-up công nghệ và điều kiện được niêm yết cao, phải có lãi trong hai năm liên tục liền kề trước năm đăng ký chào bán và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Nếu chọn M&A, nhà đầu tư sẽ vướng thủ tục hành chính phức tạp, có thể mất nhiều tháng để hoàn tất, mất cơ hội thị trường. Nguy cơ biến động tỉ giá và rủi ro ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư e ngại, trong khi Singapore cho phép giao dịch bằng USD hoặc SGD, không chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.
"Cơ hội đưa start-up lên sàn trong nước để thoái vốn là rất thấp", ông Ngữ đánh giá và cho rằng càng ít thương vụ thoái vốn được thực hiện phản ánh mức độ trưởng thành còn hạn chế của hệ sinh thái.
Muốn thu hút vốn, Việt Nam cần có một thị trường IPO sôi động
Ông Eddy cho rằng để thu hút thêm vốn vào Việt Nam, phải xây dựng lộ trình thoái vốn rõ ràng, bao gồm thị trường IPO sôi động, các thương vụ M&A và giao dịch thứ cấp, đồng thời đơn giản hóa quy trình thoái vốn để tăng tính thanh khoản.
Theo ông Putra Muskita, để khuyến khích nhà sáng lập xây dựng doanh nghiệp ngay tại quê nhà, giải quyết bài toán địa phương, tạo việc làm cho nền kinh tế, rất cần một lộ trình rõ ràng cho các nhà đầu tư có thể thoái vốn. Indonesia có nhiều công ty công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước.
"Nếu Việt Nam có thể tạo ra một kênh tương tự, điều đó sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư", ông Putra Muskita nói.
- Ông PHẠM QUANG CƯỜNG (đồng sáng lập kiêm CEO Eureka Robotics, Singapore):
Có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài"
Không phải cứ có trụ sở tại Singapore là đương nhiên nhận được ưu đãi từ Chính phủ Singapore. Điều này còn phụ thuộc vào yếu tố sở hữu bản địa.
Vì vậy, một start-up Việt Nam đặt trụ sở chính tại Singapore có thể "mất cả chì lẫn chài": không được ưu đãi từ Việt Nam vì không có trụ sở chính mà cũng không được ưu đãi từ Singapore vì không có sở hữu bản địa.
Việc Eureka có cân nhắc chuyển trụ sở chính về Việt Nam hay không sẽ phụ thuộc vào sự ổn định của khung pháp lý, tài chính và các chính sách, ưu đãi tốt từ Chính phủ.
Huy động thêm 121 triệu USD, kỳ lân Singapore muốn biến Việt Nam thành tech-hub
TTO - Insider CDxP, một kỳ lân công nghệ của Singapore, công bố mức định giá 1,22 tỉ USD cho vòng gọi vốn Series D, cho biết sẽ biến Việt Nam thành tech-hub của mình.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội.
Nhiều tuyến phố ở Hà Nội, đặc biệt là khu vực phố cổ và những con phố được xem là “địa điểm vàng” để kinh doanh tiếp tục diễn ra tình trạng cửa hàng đóng cửa, mặt bằng bỏ trống và treo biển cho thuê.
TPO - Nhiều nhà dân đang có hiện tượng lún nền, nứt tường. Tuyến đường 23/9 ở phường Pom Hán (thành phố Lào Cai) bị tụt sâu, nguy cơ trôi cả mảng đất lớn xuống dãy dân cư phía dưới chân taluy.
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế với một loạt nền kinh tế, Bộ trưởng Tài chính nước này Scott Bessent thông báo rằng các nước “đừng vội trả đũa”.