Nguy cơ chiến tranh thương mại tác động xuất khẩu ra sao?

Admin

Xuất khẩu sẽ có nguy cơ bị tác động bởi cuộc chiến thương mại và chính sách áp thuế của chính quyền Mỹ, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Nguy cơ chiến tranh thương mại thế giới tác động ngành xuất khẩu ra sao? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời tại buổi họp báo - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5-2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có thông tin như trên. 

Trả lời câu hỏi về những giải pháp mang tính đột phá để có thể hoàn thành mục tiêu

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trả lời tại họp báo - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho hay muốn có tăng trưởng cần phải có đầu tư. Mức tăng trưởng 8% là tích cực, nhưng cần phải có sự cố gắng, giải pháp đồng bộ và quyết liệt. 

Để có mức tăng trưởng GDP 8%, tăng trưởng tín dụng phải 16%. Tức hai phần trăm tăng trưởng tín dụng là một phần trăm tăng trưởng GDP, do đó yêu cầu phải có sự đầu tư và đầu tư hiệu quả từ các nguồn lực xã hội. 

“Năm nay làm sao có đủ vốn cho nền kinh tế, cho đầu tư cả vốn trung và dài hạn, khi thị trường chứng khoán, trái phiếu và thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc. Vì vậy, việc cung ứng vốn là trách nhiệm nặng nề”, ông Tú nói. 

Để đạt mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chính sách linh hoạt với các chính sách khác. 

Đó là đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, cho các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh vốn nhàn rỗi ra nền kinh tế, chính sách lãi suất hợp lý. Khi cần vốn đầu tư sẽ dùng công cụ cung ứng vốn, tái cấp vốn. Điều hành lãi suất ổn định, phù hợp lãi suất chung của nền kinh tế và các yêu cầu vĩ mô kinh tế khác, theo hướng giảm dần lãi suất.

Hạn mức tín dụng đặt ra 16% nhưng có thể cao hơn nếu kiểm soát lạm phát, đạt được mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo sự chủ động cho các ngân hàng thương mại được nâng hạn mức tín dụng, kiểm soát tổng thể tín dụng. 

Về tỉ giá, ngoại tệ sẽ duy trì ổn định, có biện pháp can thiệp khi cần thiết, đảm bảo tỉ giá hợp lý, tránh tâm lý găm giữ, đối phó. Có chính sách triển khai gói tín dụng ưu đãi hiệu quả trong thời gian tới…

Thứ trưởng nói gì về nguy cơ chiến tranh thương mại tác động xuất khẩu ra sao? - Ảnh 4.Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng ‘chiến tranh thương mại’ thế giới để phản ứng nhanh nhạy

Trước khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới có thể sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp thị trường xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu có giải pháp để phản ứng nhanh nhạy, giữ nhịp tăng trưởng.