Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ?

Admin

Năm 2025, TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục ‘khát’ nguồn cung nhà ở, bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc gỡ vướng pháp lý cho các dự án. Bao giờ TP.HCM hết ‘khát’ nhà ở?

Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ? - Ảnh 1.

Bên trong một dự án nhà ở thương mại đang được xây dựng tại quận 7 (TP.HCM) - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại tọa đàm "Bất động sản 2025: Đường đến thập kỷ tăng trưởng mới" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức ngày 18-12, bà Dương Thùy Dung - giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam - cho biết Thu nhập cao cũng lao đao với giá nhà ở Hà Nội, TP.HCM

Bà Dung nhận định diễn biến nguồn cung của thị trường hiện lặp lại chu kỳ 10 năm trước. Năm 2024 là năm bản lề khi các luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, 2025 sẽ là năm đầu tiên của chu kỳ phát triển mới.

Do đó, bà Dung cho rằng phải mất ít nhất 2 năm nữa thị trường mới bước vào giai đoạn tăng tốc và bùng nổ nguồn cung như giai đoạn trước, khi đó nguồn cung mới cải thiện.

Trong khi đó, ông Phạm Đăng Hồ - trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng TP.HCM - cho hay sẽ có khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội sẽ được chấp thuận chủ trương đầu tư, khoảng 7.000 căn sẽ được đưa ra đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư và khoảng 3.000 căn sẽ được đầu tư từ nguồn vốn công trong năm 2025.

Theo ông Hồ, TP.HCM quyết liệt phát triển nhà ở xã hội và đưa ra các giải pháp đấu thầu quỹ đất, sử dụng quỹ đất của doanh nghiệp đăng ký và đầu tư công để tăng nguồn cung. Bên cạnh đó, ông Hồ cũng dự báo giá bất động sản tại TP.HCM dự báo tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2025 do giá đất tăng.

"Mức tăng sẽ không quá lớn do nguồn cung chưa dồi dào và việc cấp phép xây dựng còn mất nhiều thời gian. Hầu hết nguồn cung mới vẫn tập trung vào phân khúc cao cấp và hạng sang, khiến giá cả khó giảm", ông Hồ nói.

Gỡ vướng pháp lý: "Liều thuốc" chưa đủ mạnh cho thị trường nhà ở TP.HCM

Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng TP.HCM tồn tại thực trạng chênh lệch giữa nguồn cung và nhu cầu khi nguồn cung bất động sản, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khi đó giá nhà đất tiếp tục tăng, gây khó khăn cho người dân có thu nhập trung bình và thấp.

Ngoài ra mặc dù đã có những cải thiện, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó các chuyên gia đều cho rằng cần có chính sách thúc đẩy giá nhà phù hợp với nhu cầu và đẩy nhanh thủ tục hành chính, cần có "liều thuốc" đủ mạnh cho gỡ vướng thủ tục.

Ông Lê Hữu Nghĩa - tổng giám đốc Công ty Lê Thành - cho biết giá nhà sẽ khó giảm nếu như thủ tục đầu tư nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội kéo dài hàng năm trời. Do đó, ông Nghĩa kiến nghị cần phải có các giải pháp để đẩy nhanh thủ tục hành chính, song song thực thi các thủ tục thay vì làm tuần tự mất nhiều thời gian.

Ông Nghĩa cho rằng nếu đẩy nhanh quá trình cấp phép dự án, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, doanh nghiệp thuận lợi trong đầu tư dự án thì nguồn cung nhà ở sẽ cải thiện, TP.HCM bớt tình trạng "khát" nhà ở.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM - cho rằng cơ quan nhà nước cần đẩy nhanh các thủ tục, tháo gỡ pháp lý, còn lại là doanh nghiệp cần xem lại chiến lược kinh doanh, đánh giá đúng phân khúc dành cho thị trường để tăng nguồn cung nhà ở.

Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ? - Ảnh 2.Căn hộ bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng.