Người trẻ giờ mê trà sữa, rồi thưởng trà truyền thống sẽ ra sao?

Admin

Đối thủ trà truyền thống có phải là trà hiện đại? Giới trẻ mê trà sữa khiến cho trà truyền thống bị mai một?... Đây là những câu hỏi được đặt ra trong tọa đàm Chế phẩm trà truyền thống và trà hiện đại.

Người trẻ giờ mê trà sữa, rồi thưởng trà truyền thống sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nghệ nhân trà truyền thống Việt Nam (phải) và ông Nguyễn Lê Uyên Viễn, nhà nghiên cứu văn hóa trà, nhà sưu tầm trà và trà cụ, trong buổi tọa đàm về trà - Ảnh: HOÀNG LÊ

Các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có mặt trong buổi tọa đàm diễn ra tại Trường đại học Công nghệ TP.HCM ngày 26-11 đều khẳng định trà hiện đại phát triển từ trà truyền thống.

Các bạn trẻ hiện đang yêu thích loại trà hiện đại nhưng như một vòng xoay tròn, họ sẽ tiếp cận trở lại và yêu thích trà truyền thống.

Một tháng cũng chưa uống hết các loại trà Việt

Việt Nam là một trong những cái nôi của chè thế giới. ÔngNgười trẻ giờ chết mê trà sữa, rồi thưởng trà truyền thống sẽ ra sao? - Ảnh 2.Người trẻ giờ chết mê trà sữa, rồi thưởng trà truyền thống sẽ ra sao? - Ảnh 3.Người trẻ giờ chết mê trà sữa, rồi thưởng trà truyền thống sẽ ra sao? - Ảnh 4.Giới trẻ mê trà sữa, trà truyền thống có bị mai một? - Ảnh 4.Ngàn năm văn minh Trà ViệtĐỌC NGAY

Ông cũng lưu ý rằng: "Một ly trà sữa hay trà trái cây có giá tiền khá cao. Trong khi đó, dùng trà truyền thống thì giá khá rẻ.

Bên cạnh đó, việc pha trà, uống trà vẫn tồn tại đến ngày hôm nay bởi mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Điều này giúp trà truyền thống tồn tại mãi mãi" .

Ông Đặng Quốc Hùng, giám đốc một chuỗi quán trà nổi tiếng ở TP.HCM, cho rằng chuỗi cửa hàng trà của công ty ông đều dùng hoàn toàn trà Việt Nam do chính công ty sản xuất.

Cách pha trà hiện đại dù có công thức như thế nào cũng phải làm nổi bật mùi trà thật. Đây là bí quyết để sản phẩm trà của quán được nhiều người yêu thích. Vì thế, có trà truyền thống thì mới có trà hiện đại được.

Giới trẻ Hàn Quốc cũng thích trà hơn cà phê

Theo Hankook Ilbo, tại Hàn Quốc, xu hướng uống trà mới cũng đang nổi lên, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi 20 và 30. Họ ngày càng lựa chọn trà vì lợi ích sức khỏe và sự mới lạ của nó.

Chuyên gia pha trà Yang Young Min - giám đốc Viện Nghiên cứu văn hóa trà châu Á - nhận xét: "Khi tôi bắt đầu dạy các lớp học trà cách đây 10 năm, hầu hết học viên đều ở độ tuổi 50 và 60. Bây giờ, hầu hết đều thuộc thế hệ 90".

Một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của văn hóa trà là sự theo đuổi "thú vui lành mạnh" của thế hệ trẻ, xu hướng duy trì sức khỏe một cách thú vị.

Nhiều cửa hàng trà hiện nay cung cấp "trị liệu bằng trà", giải thích về những lợi ích sức khỏe cụ thể của từng loại trà, chẳng hạn như giảm mệt mỏi, tiêu hóa và quản lý tình trạng giữ nước trong cơ thể.

Chuyên gia Yang thông tin rằng trong khi một tách cà phê có thể chứa 10 đến 20g caffeine, trà thường chỉ có 1 đến 2g. Cà phê giống như thức ăn nhanh, nhưng trà lại gần giống thức ăn chậm hơn. Trà có tác dụng làm dịu khác với tính kích thích của cà phê.

trà  - Ảnh 1.Ai cũng uống trà, nhưng mấy ai hiểu văn hóa trà Việt?

‘Hiện nay người Việt Nam uống trà nhiều nhưng hiểu biết văn hóa trà không nhiều lắm đâu’, là nhận định của ông Trịnh Quang Dũng tại tọa đàm Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế - du lịch.