Ngôi làng cuối cùng của tỉnh Bình Định có điện

Admin

Ngày 26-4, làng Canh Tiến, xã Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định) được đấu nối vào lưới điện quốc gia trong niềm vui mừng khôn tả của đồng bào.

Ngôi làng cuối cùng của tỉnh Bình Định có điện - Ảnh 1.

Lễ đóng điện tại làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh, Bình Định ngày 26-4 - Ảnh: TẤN LỰC

Ngôi làng xa xôi cách trở như tách biệt với thế giới bên ngoài từ nay sẽ đón ánh sáng văn minh và hòa vào dòng chảy phát triển cùng đất nước.

Rút ngắn khoảng cách phát triển vùng miền

Thời điểm làng Canh Tiến đóng điện cũng thật đặc biệt: kỷ niệm 50 năm

Đồng bào Ba Na làng Canh Tiến vui mừng ngày đóng điện - Ảnh: TẤN LỰC

Tham gia buổi lễ đóng điện, ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho rằng công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đời sống và sản xuất của bà con làng Canh Tiến.

Là căn cứ địa cách mạng nhưng nhiều năm qua đồng bào Canh Tiến sống trong cảnh đặc biệt khó khăn từ đi lại, tiếp cận văn hóa, đời sống tinh thần. Cùng với nỗ lực của ngành điện, chính quyền tỉnh Bình Định đã quyết định bố trí vốn xẻ núi làm đường vào Canh Tiến.

Chủ tịch tỉnh Bình Định hy vọng với dòng điện quốc gia, bà con sẽ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận thông tin để rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng miền.

Theo chủ đầu tư, công trình đường dây 22kV, hạ áp và các trạm biến áp cấp điện cho làng Canh Tiến có tổng mức đầu tư hơn 9 tỉ đồng, khởi công từ ngày 17-12-2024. Công trình có đường dây 22kV dài gần 13km và đường dây 0,23kV dài 2,17km cùng với 3 trạm biến áp 50kVA.

100% dân Bình Định có lưới điện quốc gia

Ông Ngô Tấn Cư - tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung - nói việc đầu tư lưới điện vào Canh Tiến là hoạt động công ích. Đó là cam kết của ngành điện đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của địa phương và nhà đầu tư.

Ông Cư yêu cầu sau khi đóng điện, Công ty Điện lực Bình Định phải đảm bảo vận hành đường dây, hướng dẫn bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Ngôi làng cuối cùng của tỉnh Bình Định có điện - Ảnh 3.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định và Tổng công ty Điện lực miền Trung thăm người dân trong làng khi có điện quốc gia - Ảnh: TẤN LỰC

Bà Nguyễn Thị Lê (48 tuổi), người Ba Na, bảo rằng cuộc sống ngôi làng bao năm buồn tẻ, thiếu vắng những tiện ích cơ bản như điện chiếu sáng, quạt máy. Mùa hè nóng nực không ngủ nổi, già trẻ đành mắc võng nằm dưới nhà sàn.

Ngôi nhà bà Lê trống trơn, không có thiết bị nào. Nay lưới điện quốc gia đã đến tận làng, bà Lê không giấu được vui mừng, bảo sẽ gửi mua ít bóng đèn và chiếc quạt điện về lắp trong nhà.

Ngôi làng cuối cùng của tỉnh Bình Định có điện - Ảnh 4.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung trao quà cưới cho cặp đôi Đinh Văn Tòa và Đinh Thị Tình ngay trong ngày làng hòa lưới điện - Ảnh: TẤN LỰC

Nhớ lại thời gian khó, em Mai Thị Lý (22 tuổi) bảo trước đây chưa có điện có đường, đường học hành vô cùng vất vả. Muốn ra bên ngoài theo học, lớp trẻ đi bộ băng rừng cả ngày mới đến.

Khi người làng đau ốm, sinh nở phải đi đò vượt sông, có khi đẻ ngay trên đò vì di chuyển chậm. Cuộc sống biệt lập khiến việc giao lưu, làm ăn với bên ngoài gần như bị cắt đứt. Nay đón ánh sáng dòng điện, người trong làng cảm nhận cuộc sống như vừa sang trang mới.

Ngôi làng cuối cùng của tỉnh Bình Định có điện - Ảnh 5.‘50 năm - Tỏa sáng miền Nam’: Đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định trên huyện đảo Phú Quý

Công ty Điện lực Bình Thuận chú trọng thực hiện, tập trung nguồn lực để đảm bảo hệ thống truyền tải điện, nguồn điện trên đảo Phú Quý, xây dựng đảo trở thành đảo phát triển về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề