Chiều 22-7, đoàn công tác do bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - làm trưởng đoàn đã đến nhà thăm hỏi và tặng quà cho các nghệ sĩ lão thành, gồm nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh, Hoàng Văn Túc và Hoàng Thúy Hà.
Mục lục
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (áo đỏ) cùng đoàn công tác đến thăm bà Hoàng Thúy Hà - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Đi cùng đoàn có ông Vũ Văn Quân - phó trưởng phòng văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Tấn Kiệt - trưởng phòng nghệ thuật, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh sẽ tổ chức đêm nhạc về Bác trong tháng 8
Nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh từng là diễn viên, biên đạo múa, cán bộ quản lý Đoàn văn công Quân giải phóng B2, Quân khu 7, được trao tặng Huy chương Chống Mỹ cứu nước, xét công nhận danh hiệu NSND năm 2024.
Ông Xuân Hanh hiện là hội viên Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM, nguyên tổng thư ký Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa thời kỳ đầu. Ông có hơn 10 năm là chiến sĩ, nghệ sĩ ở chiến trường, trên 20 năm với nghề biểu diễn và sáng tác múa vừa trong quân đội vừa ngoài dân sự, với khoảng 35 tác phẩm múa.
Bà Thanh Thúy chia sẻ hiện lĩnh vực múa còn thiếu chất liệu, đề tài về TP.HCM, gợi ý ông Xuân Hanh tặng kịch bản hay để giao cho Trường trung cấp Múa TP.HCM phát triển.
Bà Thanh Thúy gặp gỡ nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Đưa ca kịch, tuồng cổ trong cộng đồng người Hoa tiếp cận giới trẻ
Bà Hoàng Thúy Hà hiện là phó trưởng Đoàn ca kịch Thống Nhất Quảng Đông - Triều Châu. Bà Thúy Hà có 49 năm gắn bó với đoàn kịch với vai trò quản lý, biên đạo, tổ chức công diễn gần 100 vở kịch.
Đặc biệt góp phần chuyển thể kịch bản cải lương tiếng Việt sang tiếng Quảng Đông như: Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Câu thơ yên ngựa, Nhiếp chính Ỷ Lan, Tấm Cám, Thoại Khanh Châu Tuấn…
Bà có nhiều đóng góp trong gìn giữ, bảo tồn truyền thống tuồng cổ người Hoa nói chung, tuồng cổ Quảng Đông nói riêng.
TIN LIÊN QUANBan Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Bà Hoàng Thúy Hà kể 20 năm trước đoàn tự tổ chức biểu diễn, bán vé.
20 năm nay đoàn biểu diễn phục vụ không bán vé, diễn tại các hội quán, trung tâm văn hóa với sự hỗ trợ của các ban ngành.
Đoàn ca kịch cho biết khó khăn hiện nay là cơ sở vật chất, cụ thể là địa điểm diễn.
Khán giả của loại hình này chủ yếu tuổi trung niên đến lão niên đang sinh sống chủ yếu ở quận 5, 6, 11 (cũ) nên khó có thể đi xa. Trong khi đó các sân khấu trên địa bàn bị hạn chế.
Bà Thanh Thúy đề nghị đoàn nên có thêm kịch bản mới, tiếp cận khán giả trẻ để nuôi dưỡng lớp khán giả mới, đồng thời cam kết tăng suất diễn để phục vụ bà con người Hoa.
Bà Trương Tứ Muối - phó chủ tịch thường trực Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM - nhận xét bà Hoàng Thúy Hà hiến cả thanh xuân dành cho nghệ thuật, không lập gia đình. Khi thành viên đoàn ca kịch bị bệnh, bà chạy thăm hỏi như người nhà bất kể ngày đêm.
Đoàn cũng đã đến thăm nghệ sĩ Hoàng Văn Túc. Ông là tiến sĩ, giảng viên, nhà nghiên cứu, nguyên phó tổng thư ký khóa I, thành viên Ban Lý luận phê bình của Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM.
Thăm hỏi vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Văn Túc - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Ông đóng góp, sưu tầm những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội cho sự ra đời của điệu múa và hệ thống múa dân gian các dân tộc Việt, Thái, Tày, Mông, Khmer và một số dân tộc khác.
Ông Hoàng Văn Túc còn tham gia sáng tác múa cho phong trào múa đoạt nhiều huy chương vàng, bạc...
Văn nghệ sĩ TP.HCM về thăm chiến trường xưa Tà Thiết
Hành trình về nguồn Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 khép lại vào chiều 30-5, tại Bình Phước.
Việt Nam duy trì vị trí là công xưởng lớn nhất của Nike về cả giày dép lẫn quần áo, theo báo cáo thường niên của Nike cho năm tài khóa 2025 (kết thúc ngày 31/5/2025) vừa được công bố.
Công ty cho biết sự tăng trưởng này là do doanh thu bán hàng tăng và giá nguyên liệu giảm cùng với tăng lợi nhuận tài chính từ việc điều tiết tốt các khoản tiền và tương đương tiền từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong đạt 320,5 tỷ đồng, tăng 34,5% so với quý 2/2024. Và lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh đạt 329,9 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ.
Năm 2021, tỉnh cũng từng công bố danh sách 5 nhà đầu tư đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm cho dự án. Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn 1 liên danh chính thức tham gia đấu thầu dự án quy mô lớn này.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến 11h ngày 22-7, khoảng 14,27 tỉ đồng là tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm thiệt hại về người và tài sản vụ lật tàu du lịch ở Quảng Ninh.