
Ông Nguyễn Tuấn Việt - Ảnh: N.KH.
Trưa 9-4 (giờ Việt Nam), lệnh
Ông Nguyễn Tuấn Việt - Ảnh: N.KH.
Trưa 9-4 (giờ Việt Nam), lệnh
Doanh nghiệp vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng thị trường mới - Ảnh: T.T.D.
Nhanh chóng mở rộng thị trường, tìm đối sách dài hơi
Là đơn vị kết nối giao thương cho doanh nghiệp xuất khẩu khi mỗi tháng nhận được 1.200 - 1.500 đơn hàng, ông Việt chỉ ra thực tế hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang quan tâm nhiều đến các thị trường tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU...
Trong khi đó, nhiều thị trường tỉ dân, quy mô tiêu dùng lớn với tiêu chuẩn không cao như Ấn Độ, Trung Quốc hay Trung Đông... lại chưa được chú ý nhiều.
Theo ông, đây là những "gã khổng lồ" ăn khỏe của thế giới, khi riêng hai nước như Ấn Độ và Trung Quốc có tới 3 tỉ dân, chiếm 45% dân số toàn cầu. Hai thị trường này cũng không đặt ra nhiều rào cản thương mại, tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, ngoại trừ Trung Quốc yêu cầu về mã số vùng trồng.
Cùng đó, một số nước như Thái Lan, Myanmar vừa qua gặp động đất, nên nhu cầu tái thiết đất nước sẽ mở ra cơ hội đơn hàng cho nhiều lĩnh vực như vật liệu xây dựng, đồ nội thất, đồ gỗ, lương thực thực phẩm, hàng dệt may, tiêu dùng... Việt Nam có thỏa thuận thương mại với các nước này trong ASEAN, nên sẽ mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt mở rộng thêm thị trường.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine cũng dự kiến có chuyển biến tích cực hơn, có thể kết thúc vào cuối năm nay. Do đó, nhu cầu tái thiết cũng mở ra những đơn hàng lớn, với quy mô lên tới 400 - 500 tỉ USD mà Việt Nam có thể cung cấp một phần trong số này với những lĩnh vực có thế mạnh như dệt may, da giày, gỗ và nội thất, thủy hải sản, nông sản...
Trong khi đó, ông Mạc Quốc Anh - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội - cũng cho biết việc Mỹ áp thuế khiến nhiều doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại chiến lược thị trường và cơ cấu sản phẩm để giảm phụ thuộc vào một thị trường.
Cùng với việc đưa ra những giải pháp công nghệ, tối ưu sản xuất để duy trì và củng cố năng lực cạnh tranh, thay vì chỉ dựa vào nhân công giá rẻ, nhiều doanh nghiệp cũng tính toán đến xu hướng "thị trường kép".
Tức là ngày càng có nhiều doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường sang khu vực khác (EU, Nhật Bản, Trung Đông,…) để phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó nhiều doanh nghiệp đã từng bước thiết lập hoặc mở rộng đối tác tại các thị trường tiềm năng, thay vì chỉ tập trung vào Mỹ.
"Có doanh nghiệp coi đây là cơ hội tái cơ cấu bộ máy, chuẩn hóa quy trình theo các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng cho thị trường châu Âu hoặc Nhật Bản. Có doanh nghiệp cũng tăng hợp tác với nhà cung cấp nội địa hoặc từ các đối tác thuộc khối FTA mà Việt Nam đã ký kết. Nhờ vậy, chi phí nhập khẩu trung gian giảm, hạn chế biến động giá đầu vào để tăng sức cạnh tranh" - ông Quốc Anh cho hay.