Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất "dậy sóng" kinh hoàng trong trận động đất ở Myanmar

Admin

Một đoạn video gây sốc mới đây đã được công bố, ghi lại rõ ràng cảnh mặt đất di chuyển, đứt gãy tại thời điểm xảy ra trận động đất gần 2 tháng trước.

Một đoạn video giám sát gây sốc mới đây đã được công bố, ghi lại rõ ràng cảnh đứt gãy tại thời điểm xảy ra trận động đất mạnh 7,7 độ richter ở Myanmar vào ngày 28 tháng 3 năm nay. Trận động đất đã giết chết hơn 5.500 người ở Myanmar và Thái Lan, có tâm chấn ở Đứt gãy Sagaing đang hoạt động.

Video quay lại rõ nét cảnh mặt đất di chuyển, biến mất vì đứt gãy Sagaing chuyển động

Đoạn video được quay bằng camera giám sát bên ngoài một nhà máy điện mặt trời và được kỹ sư người Singapore Htin Aung chia sẻ trên mạng xã hội. Trong ảnh, có thể thấy sau khi mặt đất rung chuyển dữ dội, bề mặt ở phía xa đột nhiên trượt xuống, sau đó trên đường lái xe xuất hiện các vết nứt, thực sự cho thấy sức mạnh khủng khiếp của sự dịch chuyển đứt gãy trong chớp mắt.

Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất

Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất

So sánh vị trí các điểm trước và sau động đất

Trận động đất đã tấn công Myanmar gây ra một vết nứt ở khoảng 460 km của đường đứt gãy Sagaing chạy qua hầu hết đất nước, gây ra rung lắc mạnh được cảm nhận trên khắp Myanmar cũng như các quốc gia lân cận khác. Đường đứt gãy đã di chuyển sang hai bên tới 6 mét ở một số nơi.

Video này được cho là lần đầu tiên con người ghi lại rõ ràng sự dịch chuyển thực sự của một đường đứt gãy, mang lại giá trị đột phá cho nghiên cứu khoa học về động đất.

Theo LiveScience, Rick Aster - một nhà địa vật lý tại Đại học bang Colorado, mô tả video này là "hình ảnh rõ nét nhất về các vết nứt bề mặt từng thấy" và chỉ ra rằng nó sẽ góp phần giúp cộng đồng địa chấn học nắm bắt động lực đứt gãy. Ông cho biết nếu có thể biết được vị trí chính xác của thiết bị chụp ảnh và nhiều thông tin chi tiết hơn, video này có thể sẽ trở thành tài liệu quan trọng cho nghiên cứu học thuật trong tương lai.

Nguồn: LiveScience