Làm sao để trẻ em mê thơ hơn?

Admin

Sáng 11-2, giao lưu Vần điệu thi ca dưới mái trường thuộc sự kiện Ngày thơ ở TP.HCM đặc biệt hơn khi những tương tác, trao đổi thú vị giữa các nhà thơ, nhà văn đi trước và học sinh.

Làm sao để trẻ em mê thơ hơn? - Ảnh 1.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn chia sẻ với học sinh phần đố vui về các bài thơ nổi tiếng trong sách giáo khoa - Ảnh: HỒ LAM

Tiếp nối hoạt động sân thơ thiếu nhi - bắt đầu góp mặt trong chương trình Ngày thơ Việt Nam từ năm 2024, năm nay tọa đàm "Nhìn lại dòng chảy thi ca phương Nam 50 năm qua Ngày thơ Bài ca thống nhất

"Nếu không thể hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, văn chương, con người không thể tự do thay đổi, làm chủ, hình tượng hóa những quy luật bất biến của cuộc sống. 

Ví dụ như trong khoa học, chắc chắn mặt trời không thể mọc trên đôi chân lon ton. Nhưng trong thơ ca thì hoàn toàn có thể.

Vì điều đó tôi luôn tìm mọi cách để đem thơ ca, văn chương đến với các em thiếu nhi, vì chỉ với một bài thơ ngắn gọn tựa như một chiếc hộp quẹt bỏ túi thì cũng chứa đựng biết bao nếp sống, nét văn hóa đẹp, đặc trưng của người Việt bên trong nó" - nhà thơ Trần Quốc Toàn nói.

Nhiều nhà văn, nhà thơ cho rằng hình ảnh mặt trời, mẹ và cô giáo gắn với đôi chân của những đứa trẻ trong thơ Trần Quốc Toàn cũng là sự khẳng định cho việc nhà trường, gia đình, giáo dục là bệ phóng vững chãi, tốt nhất để một đứa trẻ lớn lên.

Làm sao để trẻ em mê thơ hơn? - Ảnh 2.

Các em học sinh cùng giải câu đố vui liên quan các bài thơ trong sự kiện

Làm sao để trẻ nhỏ có thể bồi đắp tâm hồn qua thơ ca?

Nhà thơ Huệ Triệu cũng có bài Cảm xúc Trường Sa được in trong sách giáo khoa lớp 4, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. 

Là một giáo viên dạy chuyên văn nhiều năm, đồng thời là nhà thơ có tác phẩm được nhiều bạn nhỏ yêu thích, bà Huệ Triệu cho rằng bản thân thơ ca, văn chương đã có nhiều giá trị tích cực.

Nếu được chọn lọc đúng đắn để đưa vào nhà trường thì lúc này chúng còn có chức năng bồi đắp cho thế giới tinh thần của trẻ nhỏ, đưa chúng khám phá những miền đất xa lạ để mở mang thêm nhiều kiến thức. 

Làm sao để trẻ em mê thơ hơn? - Ảnh 3.

Nhà thơ Thục Linh (trái) chia sẻ với độc giả thiếu nhi

Còn Thục Linh, người có tập thơ Nếu không có trẻ con (Nhà xuất bản Kim Đồng) được nhiều độc giả thiếu nhi yêu thích, ví von vui rằng việc viết và đọc của các nhà văn, nhà thơ cũng giống như việc chơi trò chơi điện tử của các em bây giờ. 

Phải làm sao để các em thấy thích thú với chữ nghĩa hoặc khi hoàn thành xong một cuốn sách. Điều này cũng giống như việc có thể vượt qua được một thử thách trong trò chơi.

Chàng họa sĩ Việt vẽ minh họa sách Harry Potter bản toàn cầuSách về Harry Potter có bản Việt ra cùng ngày với bản quốc tế

"Ví dụ, khi đọc Harry Potter, các em có thể tưởng tượng hóa thân thành cậu bé Harry Potter, đột nhập vào nhà ngục Azkaban, cũng giống như khi nhập vai vào một nhân vật trong game. 

Ngoài ra, nếu đọc nhiều thì sẽ có kỹ năng dùng từ ngữ, gieo vần hay, hợp lý hoặc tối thiểu nhất là… có thể viết thư cho người yêu, người mình thích một cách dễ dàng hơn" - Thục Linh chia sẻ. 

Là một người cha đang có con học cấp 2, anh Linh khuyên những phụ huynh nên đồng hành với con để nuôi dưỡng niềm đam mê với chữ nghĩa:

"Tôi ngồi đọc và viết cùng con, cho bé viết những câu văn, thơ đơn giản, rồi tiếp tục gợi ý để con triển khai thêm từ những ý tưởng ban đầu. Và cần nhớ viết nhiều chưa chắc là tốt và hay, mà cần phải biết viết thế nào cho đúng, cho đủ".

Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, Bảo Anh, lớp 4-5 Trường tiểu học Khai Minh, nói đây là lần đầu bạn được gặp mặt trực tiếp nhiều tác giả của những bài thơ mà bạn hay ngân nga đọc trong lớp.

Trong đó bài Thuyền trưởng và bầy ong của tác giả Thục Linh là tác phẩm trong sách giáo khoa mà bạn thích nhất.

Ở tác phẩm này, Bảo Anh thấy được một tuổi thơ vui vẻ của nhân vật và tác giả đã dùng nhiều biện pháp so sánh thú vị để mô tả thiên nhiên, con người như câu thơ: "Nắng quánh vàng như mật".

Vần điệu thi ca dưới mái trường: Làm sao để trẻ em mê thơ hơn?  - Ảnh 4.Nghe ngâm Nguyên tiêu, Lục Vân Tiên, Đi học ở đêm thơ

Khi hòa mình vào các ca khúc phổ thơ vui vẻ, sôi nổi, lúc lắng lòng với những khúc ngâm xúc động có lẽ là cảm nhận của nhiều khán giả tham dự Đêm thơ Việt Nam năm 2025 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận 5 vào tối 10-2.