Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký kết với Tổng cục Hải quan Trung Quốc một số nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Mục lục
Chanh leo được trồng ở tỉnh Lai Châu - Ảnh: CHÍ TUỆ
Ngày 15-4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Đề xuất mở rộng các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung QuốcĐỌC NGAY
Bên cạnh các mặt hàng trên, Trung Quốc đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam như hoa quả có múi, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật. Phía Việt Nam sẽ đẩy nhanh nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.
Chanh leo và ớt Việt Nam được thí điểm xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức nghị định thư từ năm 2022.
Hiện cả nước có hơn 12.000ha chanh leo, sản lượng 200.000 tấn/năm, tập trung ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Việt Nam có bộ chanh leo tương đối phong phú, nếu thâm canh tốt, chanh leo có thể cho thu hoạch 3 vụ/năm.
Chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 quốc gia, trong đó có thị trường EU, Úc, thị trường Mỹ (đang đàm phán mở cửa trong năm 2025).
Đối với trái ớt, hiện nay Việt Nam đang trồng tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ và một số địa phương khác.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 10.433 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD. So với năm 2023, lượng xuất khẩu tăng 2,6%, kim ngạch tăng mạnh 26%.
Thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 là Trung Quốc khi chiếm 75% thị phần, với lượng đạt 7.811 tấn.
Việt Nam có 16 loại rau quả xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 24 thỏa thuận ghi nhớ và nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Riêng năm 2024, hai nước ký 4 nghị định thư bao gồm nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, cá sấu, khỉ, dừa tươi.
Đến nay, có 16 loại rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có 10 mặt hàng hai bên đã ký nghị định thư xuất khẩu gồm dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, chuối tươi, khoai lang, ớt và chanh leo.
Có 6 mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng nghị định thư xuất khẩu gồm thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít.
Năm 2024, Trung Quốc chi khoảng 4,6 tỉ USD để nhập khẩu rau quả từ Việt Nam.
Việt Nam ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu sang Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu Việt Nam sang Trung Quốc.
Một hiện tượng hiếm gặp đang diễn ra trên thị trường. Đó là thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD suy yếu cùng lúc. Diễn biến bất thường này có thể là tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư.
Ngày 14/4, UBND tỉnh Nam Định tổ chức họp về tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện có tổng mức đầu tư 98.900 tỷ đồng tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng.
Trải qua ba vòng xét chọn gắt gao, với gần 1.400 tác phẩm dự thi từ nhiều cơ quan báo chí, tác phẩm 'Tiền tỉ từ bảo hiểm bù đắp phần nào cho người thân' do phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện, vừa được trao giải A 'Giải báo chí về bảo hiểm 2024'.
Mátxcơva tiếp tục đàm phán với Mỹ vì nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm - ông Joe Biden, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết, Bí thư 3 địa phương TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảo luận và thống nhất việc sáp nhập, khi có chỉ đạo sẽ triển khai ngay.