Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.
Mục lục
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Thừa Thiên Huế, nếu không mở thêm những không gian phát triển mới, Huế sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập - Ảnh: NHẬT LINH
Huế được và mất gì khi không sáp nhập?
* TP Huế là một trong 11 địa phương không thuộc diện
Không gian đô thị đặc trưng ở TP Huế - Ảnh: NHẬT LINH
Giữ gìn văn hóa, bản sắc nhưng vẫn cần mở rộng không gian phát triển
Việc sáp nhập sẽ mở ra một không gian phát triển mới, bổ sung thêm những năng lực mới và điều này là cái rất quý cho từng tỉnh, thành. Nhưng khi Huế không sáp nhập, không được bổ sung năng lực phát triển mới thì Huế sẽ giữ được những bản chất văn hóa đặc trưng của mình, từ đó phát huy giá trị.
* Vậy vấn đề đặt ra là Huế sẽ phải làm gì để phát triển trong giai đoạn mới, khi xung quanh ai cũng mạnh lên sau khi sáp nhập, thưa ông?
- Vấn đề đặt ra với Huế là bây giờ phải có một chiến lược để cùng lúc làm 2 việc. Một là gìn giữ và phát huy bản sắc Huế. Hai là Huế phải tự tạo ra những hành lang phát triển dựa trên nội lực sẵn có. Nếu dừng lại, không mở ra những không gian phát triển mới thì Huế sẽ bị chậm lại, trong khi tất cả các nơi khác đều có những không gian phát triển mới, có thị trường mới.
Huế bây giờ chỉ có thị trường tiêu dùng nội tỉnh khoảng 1,2 triệu dân, trong khi Quảng Bình và Quảng Trị đã có thị trường mới hơn 1,8 triệu dân. Hay Đà Nẵng, từ một thành phố có khoảng 1,2 triệu dân ngang với Huế thì nay họ đã có 3 triệu dân.
Huế cần phát triển kinh tế biển
* Theo ông, chiến lược đó là gì?
- Theo tôi, việc sắp xếp lại phường, xã, bỏ cấp huyện cũng sẽ tạo cho Huế một không gian phát triển đô thị mới mà chính quyền cần phải khai thác tối đa. Sau đợt sắp xếp này, với quy mô 21 phường và 19 xã mới nhưng thực chất Huế sẽ mở rộng không gian đô thị mới còn mạnh hơn đợt vừa rồi, khi địa phương sáp nhập để đạt tiêu chuẩn từ tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Khu vực đầm phá ven biển ở Huế còn hoang sơ, nhiều điều kiện để phát triển du lịch - Ảnh: NHẬT LINH
Nhìn lên bản đồ, vùng ven biển và đầm phá của Huế đã trở thành các phường, xã rộng lớn và trực thuộc thành phố. Nếu soi về tiêu chuẩn thì đây chưa phải là những khu vực đô thị, nhưng với cơ chế mới thì những vùng đất này sẽ được hưởng những chính sách, mở ra một cơ hội cho Huế phát triển kinh tế biển.
Về tương lai, sau khi cầu vượt cửa biển Thuận An hoàn thành sẽ nối liền vùng ven biển, đầm phá của Huế thành một dải. Khu vực này mở ra những cơ hội để tạo thành các khu đô thị biển đẳng cấp.
Yếu tố thứ 2 là những quy hoạch phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay gần như không thay đổi do sáp nhập. Đây là lợi thế cho Huế, vấn đề là chúng ta phải thực hiện những quy hoạch này thế nào?
Đại biểu: Đề xuất giấy tờ mới của người dân, doanh nghiệp ghi cả địa chỉ trước và sau sáp nhập
Du khách đến tham quan Đại nội Huế - Ảnh: TRẦN THIỆN
Còn về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Huế, như đại diện UNESCO đã nói, văn hóa Huế phải luôn luôn mới. Vì sao văn hóa Huế rất đặc trưng, ai cũng công nhận nhưng người ta thường ít chọn ghé Huế hơn so với các nơi khác là bởi ngoài nhu cầu tìm hiểu văn hóa thì chúng ta còn có nhu cầu thưởng thức, khám phá cái mới lạ.
Huế phải bổ sung nhiều điểm vui chơi, điểm trải nghiệm, nghỉ dưỡng để thu hút, tôn lên vẻ đẹp cố đô "chẳng nơi nào có được".
527 cán bộ Đồng Tháp đồng ý chuyển gia đình qua Tiền Giang sau sáp nhập
Theo Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp, số công chức, viên chức cấp tỉnh tiếp tục công tác sau khi sáp nhập tỉnh là 2.748 người. Qua khảo sát, có 527/1.792 người đồng ý chuyển gia đình đến trung tâm hành chính mới sau sáp nhập.
Dù ngày tận thế còn xa hàng tỷ năm nữa, nhưng nhiều tỷ phú đã không chờ đợi. Họ âm thầm xây hầm trú ẩn, tìm nơi lánh nạn – thậm chí biến nỗi lo này thành cơ hội kinh doanh.
Dự án nhà máy Fukang Technology (thuộc Foxconn) tại tỉnh Bắc Giang có vốn đầu tư hơn 12.507 tỷ đồng, có công suất năm khoảng 16 triệu sản phẩm, gồm nhiều mặt hàng của Apple.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng tổng hợp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan về đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Vinspeed.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.
Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á nhằm đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh bất định thuế quan vẫn tiếp diễn.