
Bia ghi dấu mối nối ray cuối cùng đường sắt xuyên Đông Dương được khôi phục tỉ lệ 1/1 như nguyên bản - Ảnh: LINH NGUYÊN
Sáng 28-7, Tổng công ty
Bia ghi dấu mối nối ray cuối cùng đường sắt xuyên Đông Dương được khôi phục tỉ lệ 1/1 như nguyên bản - Ảnh: LINH NGUYÊN
Sáng 28-7, Tổng công ty
Bia phục dựng được đặt đúng vị trí tấm bia nguyên bản do người Pháp dựng vào ngày 1-10-1936 - Ảnh: LINH NGUYỄN
Ông Đặng Sỹ Mạnh nói rằng việc hoàn thành công trình "khôi phục bia ghi dấu mối ray cuối cùng đường sắt xuyên Đông Dương" này không chỉ thể hiện sự trân trọng, gìn giữ những giá trị lịch sử của ngành đường sắt, mà còn là lời tri ân sâu sắc tới lớp lớp thế hệ công nhân đường sắt - những người đã không quản gian khổ, hy sinh để xây dựng nên tuyến đường sắt huyết mạch của đất nước, nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng, hình thành hệ thống các "địa chỉ đỏ" mang đậm dấu ấn truyền thống ngành.
"Điểm di tích Km1221 này sẽ cùng với các địa danh lịch sử khác như: Gia Lâm, Long Biên, Trường Thi, Tháp Chàm, Dĩ An, ga Hải Phòng, Km446+885… và tới đây là Bảo tàng Lịch sử Đường sắt Việt Nam sẽ tạo thành chuỗi không gian di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, nơi giáo dục truyền thống cách mạng, hun đúc niềm tự hào, khắc ghi truyền thống vẻ vang và tinh thần cách mạng kiên cường của các thế hệ cán bộ, đảng viên, người lao động ngành đường sắt Việt Nam" - ông Mạnh nhấn mạnh.
Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, tại nơi nối thanh ray thông tuyến đường sắt xuyên Đông Dương ngày 1-10-1936 có dựng một tấm bia bằng đá nguyên khối, trên đó khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp.
Những dòng chữ trên bia đá đó được dịch ra tiếng Việt như sau: "Tại đây, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, do Paul Doumer khởi xướng nhằm liên thông các xứ Đông Dương, được hoàn thành ngày 2-9-1936 với sự kết nối đường ray đến từ biên giới Trung Quốc vào với đường ray từ Sài Gòn ra". Dưới chân bia bên trái khắc chữ "Sài Gòn 509km" và bên phải khắc "Hà Nội 1221km".
Trên bia còn ghi tên những người tham gia công cuộc hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, gồm 7 người Pháp và 8 người Việt Nam.
Bia nguyên bản do người Pháp dựng năm 1936 - Ảnh tư liệu
Vào năm 2015, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến nơi này và nhận thấy tấm bia đá nguyên bản bị đổ vỡ, các phần phế tích nằm lăn lóc bên đường ray, cây bụi che phủ.
Tháng 9-2015, chúng tôi đến gặp người có trách nhiệm ở Công ty cổ phần Đường sắt Phú Khánh để đặt vấn đề vì sao không đưa hai phần đá bia bị vỡ về bảo tàng của ngành đường sắt, hoặc có kế hoạch bảo vệ thì được trả lời là ngành đang có kế hoạch phục dựng.
Vào ngày 1-10-2016, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khánh thành công trình phục dựng mốc bia ghi dấu phát triển đường sắt Việt Nam tại Km1221 tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngay đúng vị trí từng được dựng bia cũ bằng đá granit.