Ngày 5-2 (mùng 8 tháng giêng), lễ hội chùa Ông lần 10 năm 2025 đã bắt đầu, với nghi lễ thỉnh hàm thư.
Mục lục
Lễ hội chùa Ông lần 10 năm 2025 kéo dài 6 ngày với hàng loạt hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa Việt - Hoa - Ảnh: A LỘC
Ông Huỳnh Hữu Nghĩa, quyền trưởng Ban trị sự Thất Phủ Cổ Miếu, cho biết nghi lễ thỉnh hàm thư (gửi thư mời) được thực hiện sau khi lễ hội Người dân Biên Hòa nô nức với lễ Nghinh thầnGần 1.000 diễn viên trong lễ Nghinh thần
Ngoài nghi lễ thỉnh thư hàm, lễ hội chùa Ông còn có nhiều hoạt động sôi động như lễ nghinh thần, giao lưu thư pháp Việt - Hoa, biểu diễn lân sư rồng - võ thuật, trò chơi dân gian, giao lưu đờn ca tài tử, lễ cầu an, thả hoa đăng…
Điểm khác biệt của lễ hội năm nay là lễ nghinh thần không xuất du bằng đường sông như mọi năm, mà chỉ xuất du bằng đường bộ với khoảng 8km qua nhiều tuyến đường quanh chợ Biên Hòa.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng phát động cuộc thi sáng tạo ảnh đẹp, video clip về thành phố Biên Hòa với điểm nhấn là những khoảnh khắc sinh động về thiên nhiên, công trình kiến trúc, các sản phẩm làng nghề, danh lam thắng cảnh, lễ hội đặc trưng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
⁹
Năm nay, lễ nghinh thần sẽ không xuất du bằng đường sông Đồng Nai như mọi năm, mà chỉ xuất hành bằng đường bộ với nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc - Ảnh: A LỘC
Để lễ hội diễn ra an toàn, ban tổ chức sẽ phối hợp các đơn vị bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức người thu gom hoa đăng ở hạ nguồn gần khu vực cầu Đồng Nai nhằm đảm bảo môi trường.
Theo ban tổ chức, lễ hội chùa Ông được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng, từng bước hình thành sản phẩm du lịch văn hóa ở địa phương.
Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc; tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi giải trí lành mạnh của người dân.
Những năm trước đây, lễ hội chùa Ông do cộng đồng người Hoa tổ chức, nhưng năm nay lễ hội giao thoa văn hóa Hoa - Việt. Các hoạt động lễ hội vừa mang nét truyền thống của người Hoa vừa mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt.
Chùa Ông 341 năm tuổi
Chùa Ông (còn gọi Thất Phủ Cổ Miếu) được xây dựng năm 1684 tại cù lao Phố, nay là phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tiếp giáp sông Đồng Nai.
Đây là ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Tháng 11-2023, lễ hội chùa Ông được bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đông nghịt người dân TP Cần Thơ viếng chùa Ông
Sau đêm giao thừa, nhiều người dân ngắm pháo hoa ở bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ) lựa chọn viếng thăm chùa Ông (đường Hai Bà Trưng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều) để cầu bình an cho bản thân và gia đình dịp đầu năm mới.
Cả mùa Tết nghệ sĩ Thoại Mỹ chỉ xuất hiện trong trọn vở cải lương duy nhất là Tân mai trắng se duyên ở đoàn hát mà chị coi như đoàn nhà, Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long.
Theo email gửi cho nhân viên được đăng trên trang web của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), hầu hết nhân viên được tuyển dụng trực tiếp tại cơ quan này sẽ bắt đầu tạm nghỉ từ nửa đêm thứ Sáu.
Phiên 5/2, giá dầu giảm hơn 2% khi dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ tăng mạnh trong khi vàng tiếp tục tăng, arabica vượt ngưỡng tâm lý 4 USD/lb, quặng sắt, cao su, ngũ cốc đồng loạt giảm.
Trong danh sách những doanh nghiệp báo lãi tỉ USD năm 2024, phần lớn là các ngân hàng. Trong đó, đứng đầu là Vietcombank với mức lãi hợp nhất trước thuế 42.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 1,67 tỉ USD.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV, đóng cửa ngày giao dịch 4/2, giá đậu tương kéo dài đà tăng sang phiên thứ hai và vượt cả đỉnh đã thiết lập từ tháng 10 năm ngoái.