Hồ Biểu Chánh: ‘Phải hay quấy’ giữa chữ hiếu và chữ tình

Admin

Trong bối cảnh Nho giáo phồn thịnh, Hồ Biểu Chánh lại mạnh dạn thể hiện tư tưởng đầy tiến bộ, đặc biệt giữa mối quan hệ cha mẹ và vợ chồng. Trên hết những luật lệ, ông đặt mọi sự vào thước đo phải và quấy.

Hồ Biểu Chánh: ‘Phải hay quấy’ giữa chữ hiếu và chữ tình - Ảnh 1.

TS Bùi Trân Phượng trò chuyện về góc nhìn của nhà văn Hồ Biểu Chánh qua tiểu thuyết của ông - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ngày 28-9, tại không gian Cà phê thứ bảy diễn ra buổi giao lưu về chủ đề Chữ hiếu và chữ tình trong tiểu thuyết Tác phẩm Hồ Biểu Chánh lại lên phimChuyên gia Đại học Harvard lý giải vì sao có 'dì ghẻ độc ác' từ truyện cổ tíchNhà thơ Hồng Thanh Quang: Tôi cảm ơn cả những 'bà dì ghẻ'

Nàng Bạch Tuyết trong Ai làm được? cũng tự tìm cho mình lối thoát khi quyết tâm bỏ nhà theo Chí Đại.

Tác giả Hồ Biểu Chánh đưa vào lời thoại nhân vật một việc mà ít người con gái thời bấy giờ dám làm: “Mà thôi thà theo trai còn hơn làm vợ kẻ thù".

Cuối cùng, Lệ Bích và Thanh Tòng vượt những lề luật quá khắt khe về nghĩa mà sống đúng đạo vợ chồng. Bạch Tuyết cũng bỏ qua những định kiến cổ hủ mà tìm lối thoát và theo đuổi hạnh phúc.

Qua đó, TS Bùi Trân Phượng cũng khẳng định tư tưởng của Hồ Biểu Chánh: “Dù là phản thần hay trung thần cũng nên thờ công lý là phải quấy”, cụ thể ở đây là phải hay quấy trong chữ hiếu và chữ tình.

Hồ Biểu Chánh: ‘Phải hay quấy’ giữa chữ hiếu và chữ tình - Ảnh 4.Hồ Biểu Chánh qua góc nhìn hậu thế

Theo GS Nguyễn Khuê, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là bức tranh trung thực về xã hội miền Nam thời đó với đủ loại nhân vật, quang cảnh, tập tục, lề thói cũng như sự sinh hoạt từ thành thị đến nông thôn.