Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?

Admin

Bên trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô có diện diện tích 26,4ha (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới được hạ rào vẫn nhếch nhác, hoang tàn chưa có được sự đầu tư mới nào do đơn vị được giao quản lý vẫn loay hoay chưa tìm được cơ chế đầu tư, khai thác.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 1.

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được thành phố giao cho quận Hai Bà Trưng quản lý, vận hành lập, thẩm định, phê duyệt, dự án đầu tư công viên theo phân cấp cấp huyện quản lý với mục đích đầu tư, cải tạo công viên. Đây là công viên lớn thứ 2 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thực hiện công tác hạ rào. Sau hơn 1 tháng thi công dự án , Công viên Tuổi trẻ Thủ đô hoàn thành đem lại diện mạo mới khang trang sáng- xanh- sạch - đẹp cho khu vực xung quanh.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 2.

Hơn 600 m rào sắt được dỡ bỏ cùng với thực hiện đồng bộ cải tạo sửa chữa hè phố, bổ sung hệ thống chiếu sáng kết hợp trồng hoa dải phân cách mềm đã tạo ra một không gian mở với khu vực phố Võ Thị Sáu và phố Thanh Nhàn.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 3.

Hàng chục năm qua xung quanh tường rào công viên tồn tại những bãi trông giữ xe khó giải tỏa, gây mất trật tự, nhếch nhác tại khu vực công viên thì nay đã được xóa bỏ.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 4.

Ông Hồ Văn Lắm ở phường Quỳnh Lôi cho biết, việc tháo bỏ hệ thống rào là điều rất đáng mừng. "Người dân chúng tôi mong muốn chính quyền tiếp tục ra tay xử lý các hạng mục vi phạm vẫn còn tồn tại trong công viên để nơi đây sớm được đầu tư cải tạo mang lại giá trị đích thực của công viên cho người dân hưởng lợi một không gian xanh vui chơi nghỉ ngơi đúng nghĩa"- ông Lắm nói.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 5.

Sau gần 20 năm tồn tại, trải qua nhiều đơn vị quản lý, trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô xuất hiện nhiều hạng mục công trình vi phạm quy hoạch, vi phạm xây dựng. Đến nay cơ bản các vi phạm trật tự xây dựng đã được tháo gỡ sau chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong công viên vẫn tồn tại một số .

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 6.

Sau hạ rào, bên ngoài công viên đã được cải tạo khang trang nhưng bên trong công viên vẫn là khung cảnh hạ tầng xuống cấp nhếch nhác chậm được đầu tư cải tạo. Hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, vệ sinh môi trường xuống cấp nghiêm trọng. Công viên tiêu điều xơ xác hoang tàn.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 7.

Hàng chục nghìn m2 đất liên quan đến Công viên Tuổi Trẻ chưa được giải phóng mặt bằng gây lãng phí tài nguyên

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 8.

Đường đi, vỉa hè công viên tan nát, sụt lún.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 9.

Công viên vẫn như bãi đất hoang xơ xác.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 10.

Thùng đựng rác hư hỏng chất đống.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 11.

Cột đèn chiếu sáng ngã đổ dây điện nằm vắt ngang đường.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 12.

Sau cơn bão số 3, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được lấy tạm làm nơi chứa cây xanh gãy đổ.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 13.

Điểm tập kết gỗ, củi trở thành bãi rác khổng lồ.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 14.

Ban đêm các loại rác sinh hoạt dễ dàng mang đến đổ trộm mà không gặp cản trở nào. Rác sinh hoạt cùng gỗ củi chồng chất lưu cữu gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô sau khi hạ rào ra sao?- Ảnh 15.

Hiện nay bên trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô chưa có bất kỳ sự đầu tư nào. Tình trạng bỏ hoang, xuống cấp, môi trường ô nhiễm nên nhiều người dân không muốn vào công viên. Việc chậm trễ đầu tư, cải tạo được cho là do chính quyền, cơ quan chức năng chưa tìm được phương án quản lý, vận hành, khai thác các diện tích đất, công trình trong công viên.