Giao 'kịch bản' thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Admin

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 25 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Giao 'kịch bản' thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% - Ảnh 1.

Đồ họa: TUẤN ANH

Trong đó đã đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, vùng và từng địa phương về mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) để cùng thực hiện mục tiêu

Năm 2025, Bình Dương chủ động đặt ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng kinh tế 2 con số, trong khi Chính phủ cũng giao cho Bình Dương chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm nay là 10%.

Đây là mục tiêu đầy thách thức nhưng Bình Dương quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng bình quân để tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế cả nước.

Tín hiệu tích cực là kinh tế đã dần phục hồi, với tốc độ tăng trưởng ngày một cao hơn. Từ mức tăng gần 6% năm 2023, năm 2024 GRDP của Bình Dương đã tăng 7,48% với GRDP bình quân đầu người đạt 181,2 triệu đồng, dẫn đầu cả nước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 60 tỉ USD, trong đó xuất siêu hơn 10 tỉ USD. Để đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025, Bình Dương sẽ tập trung giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công nhằm dẫn dắt, kích thích vốn đầu tư toàn xã hội.

Các dự án giao thông kết nối với TP.HCM và cả vùng qua địa bàn như vành đai 3 TP.HCM, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, mở rộng quốc lộ 13... sẽ được tập trung để hoàn thành sớm. Bình Dương cũng nỗ lực để khởi công và "về đích sớm" vành đai 4 TP.HCM. Việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư bất động sản cũng được tỉnh quan tâm để giải phóng nguồn lực của doanh nghiệp, góp phần vào tăng trưởng.

Ngay từ đầu năm 2025, Bình Dương đã tháo gỡ thủ tục cho hàng loạt dự án bất động sản với 16 dự án nhà ở thương mại được trao chấp thuận đầu tư, cùng 7 dự án nhà ở xã hội dự kiến đem lại 9.200 mái ấm cho công nhân và người lao động. Vốn đầu tư nước ngoài và trong nước vào các khu công nghiệp, nhà máy đạt hơn 970 triệu USD, tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế.

TS LÊ THỊ NGỌC TÚ (Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM):

Khai thác lợi thế để TP.HCM giữ vững vị thế đầu tàu

Giao 'kịch bản' thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% - Ảnh 3.

Việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng 8,5% cho TP.HCM, thấp hơn mục tiêu 2 con số mà thành phố đã đặt ra, cho thấy sự thận trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM có nhiều lợi thế để đạt được mục tiêu này.

Thành phố có hệ sinh thái doanh nghiệp năng động, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ổn định. Hệ thống hạ tầng, logistics và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là những yếu tố quan trọng giúp TP duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, sự bùng nổ trong các lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế số, fintech và thương mại điện tử đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng.

Tuy nhiên, TP cũng đối mặt với nhiều thách thức. Áp lực từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn FDI. Vấn đề hạ tầng giao thông quá tải, tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường đang là rào cản lớn đối với năng suất lao động. Thủ tục hành chính còn phức tạp cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh.

Vì thế, theo tôi, để đạt mức tăng trưởng mục tiêu, TP.HCM cần tập trung vào ba nhóm giải pháp chính để phát huy tối đa tiềm năng của mình. Thứ nhất, đẩy mạnh

Với ngành du lịch, chỉ tiêu 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025 đồng nghĩa chúng ta sẽ đón thêm từ 4-5 triệu lượt khách quốc tế so với năm ngoái.

Trong thực tế, lượng khách tăng trưởng như vừa qua là do các doanh nghiệp tự chủ động và đầu tư phát động thị trường, nên muốn duy trì đà tăng trưởng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thể hiện vai trò mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể, cần có và ban hành các cơ chế chính sách phù hợp và đầu tư ngân sách cho xúc tiến quảng bá để hỗ trợ. Các ngành khi được giao chỉ tiêu đều có bố trí ngân sách đầu tư; tương tự, doanh nghiệp cũng băn khoăn không biết bố trí đầu tư cho du lịch để đảm bảo tăng trưởng được giao?

Chính phủ và chính quyền các địa phương cần đưa du lịch vào ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư, nếu không sẽ bị động khi tình hình kinh tế và chính trị thế giới có biến động. Năm 2025, dự báo thế giới sẽ có những biến động mạnh do cạnh tranh kinh tế và địa chính trị. Điều này ảnh hưởng rất lớn ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam.

Khai thác tối đa FTA để có tăng trưởng xuất khẩu 12%

Liên quan đến chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa phải tăng 12% để đóng góp vào mức tăng trưởng GDP cả năm 2025 là 8%, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng để đạt mục tiêu này, bộ sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin cho các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, nhất là những thay đổi trong chính sách thương mại của các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Trên cơ sở các hiệp định thương mại (FTA) đã được ký kết, bộ sẽ triển khai đa dạng các hình thức (trực tiếp và trực tuyến) để giới thiệu các lợi thế, ưu đãi từ các hiệp định để tận dụng cơ hội. Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Trong đó xây dựng, triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại theo định hướng về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên phù hợp với diễn biến của kinh tế thế giới...

Muốn giảm chi, bộ máy phải gọn

Trước đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương giảm tỉ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách, đồng thời tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong năm 2025 để dành tiền đầu tư hạ tầng giao thông.

Bộ máy cồng kềnh, chi thường xuyên lớn

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy hoạt động chi thường xuyên, chi trả nợ và lãi vay hằng năm của Chính phủ chiếm khoảng 70% tổng chi ngân sách nhà nước, phần chi cho đầu tư phát triển nhiều năm qua chỉ ở ngưỡng trên dưới 30% tổng chi ngân sách. Ngân sách đang phải gồng mình nuôi bộ máy cồng kềnh trong nhiều năm qua; hoạt động chi cho đầu tư phát triển ngày càng teo tóp, không đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển.

So với nhiều nước, khoản chi thường xuyên của nước ta quá lớn (nhiều nước chỉ khoảng 50% tổng chi ngân sách hằng năm). Bài toán đặt ra với chi ngân sách nhà nước lúc này là phải cắt giảm mạnh hoạt động chi thường xuyên, dành nguồn lực chi đầu tư phát triển để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, xa hơn là mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1-2025 mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải giảm chi thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách, đồng thời phải tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm nay để có tiền đầu tư cho hạ tầng. Đây là một quyết tâm lớn của Chính phủ, đòi hỏi cả hệ thống phải nỗ lực cắt giảm chi, phải tiết kiệm chi thường xuyên ở mức gấp đôi so với nhiều năm trước đây là 5%.

Theo dự toán ngân sách năm 2025 đã được Quốc hội phê duyệt, chi thường xuyên lên tới hơn 1.550.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương chi thường xuyên 726.068 tỉ đồng, còn ngân sách địa phương chi thường xuyên khoảng 828.609 tỉ đồng. Đối với các bộ ngành, cơ quan trung ương, ngân sách trung ương chi nhiều nhất cho Bảo hiểm xã hội khoảng 54.386 tỉ đồng. Tiếp đến là chi cho Bộ LĐ-TB&XH khoảng 47.572 tỉ đồng.

Trong khoản chi thường xuyên của ngân sách trung ương, dự toán ngân sách các năm không nêu rõ khoản chi cho lương và phụ cấp chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp mà chỉ thông tin khoản chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể.

Như dự toán ngân sách năm 2025, ngân sách nhà nước chi cho Bộ Tài chính là nhiều nhất với gần 20.000 tỉ đồng, chiếm 35% tổng chi thường xuyên ngân sách trung ương cho lĩnh vực này. Tiếp đó là chi cho Tòa án nhân dân tối cao và Viện KSND tối cao, lần lượt là 5.693 tỉ đồng và 5.534 tỉ đồng.

Giao 'kịch bản' thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% - Ảnh 1.

Các chuyên gia cho rằng cần thúc đẩy nhanh việc tinh gọn bộ máy để giảm chi thưởng xuyên, dồn sức đầu tư cho hạ tầng - Ảnh: THANH HIỆP

Giảm chi, cách nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội, cho rằng muốn giảm chi thường xuyên trước hết phải rà soát lại các hoạt động chi tiêu của Chính phủ. Nếu cắt giảm khoảng 15% công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống sẽ tiết kiệm được một khoản chi thường xuyên khá lớn.

"Ngoài ra, việc sắp xếp, giảm các phòng, ban trong bộ máy, giảm số người làm việc trong bộ máy hành chính cũng tiết kiệm được chi phí phòng ốc, máy móc, điện nước..., góp phần giảm chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương", ông Minh nhấn mạnh. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, muốn giảm chi thường xuyên trước hết phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước.

"Chi thường xuyên nhiều khoản, như chi trả lương cho công chức, viên chức, người lao động làm việc trong bộ máy, chi cho các hoạt động sự nghiệp, chi an ninh quốc phòng... Thủ tướng đã chỉ đạo giảm chi thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách, Bộ Tài chính cần xem lại từng khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi lớn để xem khoản nào không thực sự cần thiết phải cắt giảm", ông Thịnh đề xuất.

TS Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính), cũng cho rằng muốn có nguồn lực cho đầu tư phát triển giảm chi thường xuyên là yêu cầu cấp bách. Do đó phải đẩy nhanh quá trình tinh gọn bộ máy. "Thực tế lượng công chức, viên chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về, ngồi chơi xơi nước, lương lĩnh đều hằng tháng vẫn còn phổ biến. Vì thế cần thanh lọc, cắt giảm lượng công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả này", ông Long nói.

Những năm qua Chính phủ vẫn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm 5% chi thường xuyên nhưng chưa thấy cơ quan nào kêu. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu nâng mức tiết kiệm chi thường xuyên lên 10% là có thể thực hiện được. Cần rà lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị, chỗ nào hoạt động thiếu hiệu quả phải kiên quyết cắt giảm. Vấn đề là giảm con người trong bộ máy phải đi kèm với nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ làm việc mới nâng cao hiệu quả hoạt động.

"Những năm qua Bộ Nội vụ đã xây dựng đề án trả lương, tuyển dụng theo vị trí việc làm nhưng đến nay chưa làm được. Muốn giảm chi thường xuyên, cần thực hiện sớm đề án này. Đây cũng là một giải pháp để tinh gọn bộ máy, đưa bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả hơn, giúp cắt giảm chi tiêu thường xuyên tại các cơ quan nhà nước. Khu vực tư nhân làm rất tốt điều này, nhưng bộ máy hành chính nhà nước lại chưa làm được. Đây là vấn đề cần xem lại", ông Long gợi ý.

Tuân thủ nguyên tắc "có vào có ra"

Theo các chuyên gia, trong tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước cần áp dụng như khu vực tư nhân, thực hiện chủ trương cửa vào rộng nhưng cửa ra cũng rất rộng để thanh lọc bộ máy, tạo cơ chế cạnh tranh trong tuyển dụng công chức để lựa chọn được những người thực tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy nhà nước.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ quyết định việc giảm chi thường xuyên cho bộ máy. Số bộ, ngành giảm, cơ quan trung gian giảm, dẫn tới số nhân viên hành chính giảm sẽ góp phần giảm chi thường xuyên của bộ máy. Cần thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân trong thời gian tới. Muốn vậy phải thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm để những người còn có khả năng làm việc sẽ chuyển sang khu vực tư nhân làm việc, không còn phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước.

Giao 'kịch bản' thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% - Ảnh 6.Thủ tướng: Đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng

Nêu rõ ý nghĩa quan trọng của việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn.